0
Tin tức

Phương pháp canh tác hồ tiêu theo hướng bền vững

Hồ tiêu là cây trồng chủ lực mang lại hiệu quả kinh tế cao nếu có hướng phát triển đúng và đảm bảo tính bền vững.

Do đó, để phát triển bền vững cây hồ tiêu trước tiên phải quy hoạch vùng trồng và sản xuất nguyên liệu; tập trung vào vùng trồng có lợi thế cho cây hồ tiêu phát triển. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, chuẩn hóa quy trình canh tác, liên kết sản xuất hồ tiêu theo hướng nông nghiệp sạch là hướng đi tất yếu để phát triển cây hồ tiêu bền vững ở Việt Nam.

Quy hoạch vùng canh tác hồ tiêu bền vững

Theo quyết định số: 1442/QĐ-BNN-TT, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đặt mục tiêu đến năm 2020, tầm nhìn 2030: Diện tích trồng hồ tiêu cả nước duy trì và ổn định ở mức 50.000 ha, diện tích cho sản phẩm 47.000 ha, năng suất đạt 30 tạ/ha, sản lượng đạt 140.000 tấn, sản phẩm tiêu chất lượng cao đạt 90%; Cơ cấu sản phẩm: tiêu đen 70% (trong đó tiêu nghiền bột 15%), tiêu trắng 30% (tiêu nghiền bột khoảng 25%); kim ngạch xuất khẩu đạt 1,2 - 1,3 tỷ USD.

Vùng trồng hồ tiêu trọng điểm: Đến năm 2020, diện tích 41.500 ha chiếm 83% tổng diện tích hồ tiêu cả nước, gồm các địa phương Bình Phước: 10.000 ha, Đồng Nai: 7.000 ha, Bà Rịa-Vũng Tàu: 7.000 ha, Đắk Nông: 7.000 ha, Gia Lai: 5.500 ha, Đắk Lắk: 5.000 ha.

Ngoài vùng trọng điểm: Đến năm 2020, diện tích 8.500 ha, chiếm 17% diện tích hồ tiêu cả nước, gồm các địa phương Quảng Trị: 2.200 ha, Bình Thuận: 1.900 ha, Quảng Bình: 1000 ha, Kiên Giang: 500 ha, Phú Yên: 400 ha, Tây Ninh: 400 ha, Bình Dương: 400 ha, Nghệ An: 300 ha, Quảng Nam: 300 ha, Bình Định: 300 ha, Thừa Thiên - Huế: 250 ha, Lâm Đồng: 200 ha, Quảng Ngãi: 100 ha, Kon Tum: 100 ha, TP. Hồ Chí Minh: 50 ha, TP. Đà Nẵng: 30 ha, Khánh Hòa: 30 ha, Hà Tĩnh: 20 ha, An Giang: 20 ha.

Ứng dụng khoa học kỹ thuật cho canh tác hồ tiêu bền vững

Về giống:

Nghiên cứu, chọn lọc các giống tiêu đang trồng hiện nay phù hợp cho từng vùng sinh thái, đảm bảo năng suất, chất lượng cao, chống chịu được sâu bệnh và các điều kiện bất lợi của thời tiết, đồng thời tiến hành nhập nội, đánh giá các giống mới có ưu thế về năng suất, chất lượng và có tính kháng bệnh cao. Phát triển các cơ sở nhân giống hồ tiêu đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng giống.

Về kỹ thuật canh tác:

Sử dụng cây trụ sống.

Tăng cường bón phân hữu cơ, sử dụng phân vô cơ cân đối, kết hợp phân bón lá và các chất điều hòa sinh trưởng.

Áp dụng các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM.

Sử dụng các chế phẩm sinh học trong phòng trừ sâu bệnh.

Tăng cường áp dụng các biện pháp vệ sinh đồng ruộng, tưới nước, che phủ đất vào mùa khô, thoát nước vào mùa mưa.

Áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP), sản xuất theo chứng chỉ chất lượng Global GAP.

Xây dựng hệ thống thoát nước theo từng vùng để thuận lợi cho việc quản lý tình trạng úng nước vào mùa mưa, hạn chế lây lan nhiễm các loại bệnh, nấm gây hại từ vườn này sang vườn khác thông qua đường nước.

Nhằm tăng khả năng chống chịu vào mùa mưa cho cây hồ tiêu cũng cần phát triển hệ thống tưới nhỏ giọt để đảm bảo cây sinh trưởng tốt trong mùa hè, đồng thời bố trí có các hàng cây chắn gió để che chắn, bảo vệ vườn cây hồ tiêu trong mùa mưa bão.

Về thu hoạch:

Thu hoạch tiêu đảm bảo độ chín, sử dụng sân phơi sạch, áp dụng các biện pháp phơi, sấy, bảo quản tốt nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Về chế biến, bảo quản:

Đầu tư mới các dây chuyền công nghệ chế biến hiện đại để tạo ra các sản phẩm chất lượng cao; xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến hạt tiêu; xây dựng hệ thống kho bãi, kho ngoại quan... phục vụ bảo quản và xuất khẩu hồ tiêu hiệu quả.

- Đẩy mạnh công tác khuyến nông để nâng cao trình độ cho người trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến hồ tiêu. Ưu tiên chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất hồ tiêu theo chứng chỉ chất lượng VietGAP, Global GAP,...

- Nâng cao năng lực cán bộ kỹ thuật, quản lý; thực hiện xã hội hóa đào tạo nghề cho nông dân; đảm bảo tiếp cận được các công nghệ mới, sử dụng các thiết bị, máy móc vào sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Áp dụng các chế phẩm phân bón an toàn cho canh tác hồ tiêu bền vững

Để đồng hành với bà con trong quá trình canh tác hồ tiêu sạch và bền vững, Công ty cổ phần Ni Việt đã nghiên cứu và đóng gói các giải pháp sử dụng phân bón an toàn, giải quyết các vấn đề quan trọng còn tồn đọng như

1. Vấn đề đất thâm canh hồ tiêu bị suy thoái, kém màu mỡ, lưu tồn nhiều kim loại nặng và các chủng nấm bệnh hại rễ, 

2. Vấn đề dịch bệnh hại hồ tiêu như bệnh tiêu điên do tuyến trùng và virus, bệnh chết nhanh, chết chậm do tuyến trùng và nấm Phytophthora.

Mời quý bà con cùng điểm qua bộ giải pháp canh tác hồ tiêu bền vững, an toàn của công ty cổ phần Ni Việt.

 

Giải pháp cải tạo đất trồng hồ tiêu

 

Giải pháp phòng trừ bệnh tiêu điên

 

Giải pháp phòng trừ bệnh chết nhanh chết chậm

 

Giải pháp quản lý sâu bệnh an toàn

Phân bón hữu cơ vi sinh bánh dầu cao su Dr. Seed Rubber cake nutri: Cung cấp dinh dưỡng hữu cơ bền vững.

Ưu điểm: Không như các loại phân hữu cơ gà rất phổ biến trên thị trường hiện nay chứa rất nhiều dư lượng chất kháng sinh đã được đưa vào cơ thể gia súc để phòng trừ bệnh trong quá trình chăn nuôi, Dr. Seed Rubber cake nutri có ưu điểm vượt trội là không gây dư lượng kim loại nặng trong đất và các chất kháng sinh độc hại cho người; phân hủy chậm và dẫn dụ tốt các loài sinh vật có lợi cho đất đặc biệt là giun. Qua thời gian liên tục bổ sung định kỳ dòng phân hữu cơ này sẽ giúp đất tơi xốp, thoáng khí và hình thành hệ vi sinh vật đa dạng, có lợi trong đất, từ đó sẽ giảm lượng phân hóa học đưa vào.

Phân bón hữu cơ vi sinh bánh dầu cao su Dr. Seed Neem Therapy: Phòng trừ tuyến trùng rễ, virut và cung cấp dinh dưỡng hữu cơ.

Ưu điểm:

* Chứa các chất trị côn trùng chích hút tự nhiên như Azadirachtin, nortriterpenoid và
isoprenoid… được khuyến cáo dùng bón lót gốc từ lúc mới trồng, bón định kỳ (hàng tháng, hàng quý…) hoặc bón tăng cường vào đầu mùa mưa để tăng khả năng phòng trừ tuyến trùng. Sản phẩm được khuyến cáo dùng ngâm kết hợp với chế phẩm trừ nấm nano đồng FUGI Nano-Cu tưới gốc để điều trị nấm bệnh hại rễ gây chết cành, chết nhanh, vàng lá chết chậm … do nấm bệnh và côn trùng tấn công rễ.

* Việc sử dụng Dr. Seed Neem Therapy qua thời gian sẽ giúp phòng tránh các bệnh do virut gây ra cho cây trồng.

* Ngoài chức năng phòng trừ virut và tuyến trùng hại rễ, Dr. Seed Neem Therapy còn cung cấp dinh dưỡng hữu cơ đa dạng thành phần: đa, trung, vi lượng giúp môi trường đất phong phú và lành mạnh qua thời gian mà không làm hại đến môi trường đất, nước và sức khỏe con người.

Trừ sâu sinh học Nhũ Neem: Phòng trừ côn trùng chích hút, hỗ trợ điều trị tuyến trùng rễ.

* Dùng Nhũ Neem xịt ướt đều lên tán lá giúp bảo vệ cây khỏi sâu và hầu hết côn trùng chích hút mà không ảnh hưởng đến sức khỏe con người và các loài sinh vật có lợi cho cây trồng: ong, bướm…

Bộ chế phẩm trừ nấm an toàn FUGI NANO: Phòng trừ nấm bệnh cho rễ, lá và trái.

Xem chi tiết tại đây.