0
Tin tức

[2019] Nông dân Đà Lạt 'thấm đòn' vì virus gây hại khiến hoa cúc ngã rạp (tomato spotted wilt) & biện pháp phòng tránh

Thống kê của Trung tâm Nông nghiệp thành phố Đà Lạt hiện tại có 120ha/1.300ha nhiễm bệnh (tỷ lệ hại từ 30 – 50% cây), mật độ bọ trĩ từ 3 – 7 con/cây, bệnh gây hại các giai đoạn sinh trưởng, một số diện tích nhiễm sớm ngay ở giai đoạn 15 – 30 NST, còn lại nhiễm phổ biến ở giai đoạn sau khi tỉa nụ.

Tác động của dịch bệnh đốm héo cà chua TSWV (tomato spotted wilt virus) gây hại cho các vườn hoa cúc ở Đà Lạt

Mùa này thời tiết lại rất nóng khiến dịch bệnh ngày càng phát triển mạnh và lây lan nhanh khiến tôi chưa biết làm thế nào. Loại virus này hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị, người dân chúng tôi đã sử dụng nhiều loại thuốc để thử chữa nhưng vẫn không có chuyển biến gì”.

Nhiều hộ dân trồng hoa cúc tại Lạc Dương cũng phải chịu cảnh thua lỗ do đầu tư giống, phân, thuốc mà vẫn phải nhổ bỏ cây mới trồng. Cũng trong tình cảnh tương tự, anh Trần Đức Hiệp (ngụ thôn Đăng Gia Rít B, thị trấn Lạc Dương) nhận định, sau lần này, gia đình anh sẽ phải chuyển qua trồng loại cây trồng khác bởi dịch bệnh trên cây hoa cúc hoành hành gây thua lỗ nặng nề. Anh Hiệp cho biết, anh trồng 1.000m2 hoa cúc nhằm phục vụ Đại lễ Phật Đản, tuy nhiên đến nay đã bị bệnh khoảng 90%.

“Vì muốn chữa bệnh cho hoa mà tôi đã phải mua hết gần 10 triệu đồng tiền thuốc với mong muốn cứu chữa. Nhưng dù đã thử nhiều loại thuốc nhưng vẫn không có tác dụng. Đặc điểm nhận biết hoa bị bệnh là xuất hiện nhiều sọc đen ở thân cây và lá héo vàng rồi chết dần”, anh Hiệp chua xót nói.

Ông Nguyễn Phú Việt - Phó Chủ tịch UBND thị trấn Lạc Dương cho biết, địa phương đang hướng dẫn các hộ dân tiêu hủy hoa bị bệnh để đảm bảo an toàn cho sản xuất cho những vụ mùa sau. Hiện nay, tại địa phương có khoảng 200ha hoa cúc, nhưng đã có đến 60ha hoa bị dịch phải nhổ bỏ. Ngoài thị trấn Lạc Dương, các xã Đạ Sar, Đạ Nhim cũng bị ảnh hưởng bởi virus đốm héo cà chua TSWV gây ra.

Tác nhân gây bệnh đốm héo cà chua TSWV (tomato spotted wilt virus) gây hại hoa cúc

nam-benh-dom-heo-ca-chua-virus-gay-hai-hoa-cuc

Triệu chứng của bệnh đốm héo cà chua TSWV (tomato spotted wilt virus) gây hại hoa cúc

TRÊN LÁ: 

- Các lá ngọn có triệu chứng nhỏ lại, méo mó, lốm đốm vàng.

- Tại các vị trí thân cây bị thâm đen lá cây chuyển vàng, hơi méo và chết khô.

la-hoa-cuc-bi-dom-heo-ca-chua-twsv

TRÊN THÂN:

-  Vết bệnh có thể xuất hiện ở gần gốc, giữa thân hoặc ngay phía gần ngọn.

- Phần thân cây bị bệnh có các vết màu nâu đen, mới xuất hiện chỉ là các sọc màu đen cả đoạn, khi bị nặng thâm đen cả đoạn thân cây, khô và thối biểu bì.

 - Cắt thân cây bị bệnh phần vỏ thân có màu nâu đen, đen một bên thân.

than-hoa-cuc-bi-dom-heo-ca-chua-twsv-do-virus

TRÊN RỄ:

- Bộ rễ phát triển bình thường

re-hoa-cuc-bi-nhiem-benh-dom-heo-ca-chua-twsv-do-virus

 

Biện pháp quản lý dịch bệnh đốm héo cà chua TSWV (tomato spotted wilt virus) gây hại hoa cúc

Quản lý tốt nguồn giống hoa cúc kháng bệnh

- Các cơ sở nuôi cấy mô cung cấp cây giống gốc hoa cúc phải tuyển chọn và có vườn nhân chồi sạch bệnh virus (cách ly hoàn toàn với khu vực trồng hoa cúc). Từng bước áp dụng kỹ thuật nuôi cấy đỉnh sinh trưởng để sản xuất cây mẹ sạch bệnh virus.

- Cơ sở sản xuất, cung ứng cây giống hoa cúc, xà lách phải có hệ thống nhà kính, nhà lưới kín ngăn côn trùng cửa 2 lớp. Sử dụng lưới chắn côn trùng 52 mesh. 

- Thường xuyên kiểm tra tình hình gây hại của bệnh đốm héo tại vườn ươm, nếu có triệu chứng phải nhổ bỏ, tiêu hủy toàn bộ lô giống không để nguồn bệnh lây lan ra ruộng sản xuất.

Khuyến cáo nông dân không nên ươm giống cúc ngay tại vườn trồng.

Phòng trừ virus đốm héo cà chua TSWV tại vườn trồng hoa cúc

- Tuyệt đối không mua cây giống có triệu chứng nhiễm virus

- Hạn chế việc canh tác các giống nhiễm nặng như cúc đóa, farm vàng, kim cương trắng.

- Thực hiện tốt chế độ luân canh (không trồng liên tục hoa cúc)

- Thường xuyên kiểm tra vườn, nếu phát hiện cây nhiễm bệnh phải nhổ bỏ tiêu hủy ngay, không để lây lan.

- Chăm sóc, bón phân, quản lý tốt các dịch hại để cây tăng sức chống chịu bệnh virus

 - Quản lý bọ trĩ: trên vườn trồng nên đặt hệ thống bẫy vàng, bẫy xanh để theo dõi mật độ bọ trĩ. Khi tỉa nụ, phải kết hợp phun các loại thuốc phòng trừ bọ trĩ, các thuốc trừ vi khuẩn như nano đồng nguyên chất FUGI NANO-Cu để vết thương mau phục hồi, hạn chế bệnh xâm nhiễm.

- Định kỳ phun phòng bệnh 7-10 ngày/lầm từ khi cây con bằng thuốc trừ nấm bệnh an toàn FUGI NANO-Cu với liều dùng 20-30ml/16 lít nước cho cây con và 40-60ml/16 lít nước cho cây trưởng thành.

Vì sao nano đồng FUGI NANO-Cu có thể phòng được bệnh virus gây hại trên hoa cúc??

FUGI NANO-Cu với dày đặc các hạt đồng nguyên chất kích thước nhỏ gấp 20 lần kích thước lỗ của màng tế bào. Điều này giúp các hạt đồng của FUGI NANO-Cu có khả năng xâm nhập rất nhanh vào các mô thực vật và tiêu diệt các loại nấm và vi khuẩn bằng cơ chế bất hoạt enzyme.

phong-tri-benh-dom-heo-ca-chua-tswv-tomato-spotted-wilt-virus-tren-hoa-cuc-voi-nano-dong-fugi-nano-cu

Xem thông tin tại đây: Bộ đôi FUGI NANO phòng trị nấm bệnh hại hoa cúc 

phong-tri-nam-benh-hai-hoa-cuc

Khi cây hoa cúc đã nhiễm bệnh đốm héo cà chua TSWV

- Tăng cường bón phân hữu cơ

- Không bón nhiều đạm quá

- Hệ thống thoát nước phải triệt để, không để nước đọng trong chậu hay trong vườn

- Hạn chế gió mạnh khiến vi khuẩn có cơ hội lây lan rộng

XEM THÊM:

>> CHẾ PHẨM TRỪ SÂU SINH HỌC NHŨ NEEM

>>  Bộ đôi FUGI NANO phòng trị nấm bệnh hại hoa cúc 

>> BỘ PHÂN BÓN CAO CẤP XỬ LÝ RA HOA ĐỒNG LOẠT

>> Báo cáo KẾT QUẢ KHẢO SÁT HIỆU LỰC của chế phẩm nano đồng (nano copper) FUGI NANO-Cu đối với nấm bệnh Phytophthora sp.

>> PHÂN BÓN AMINO ACID LÀ GÌ? TÁC DỤNG CỦA AMINO ACID ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG

 

Viết bình luận