0
Tin tức

Tổng hợp cách phòng và trị sâu bệnh và nấm bệnh trên cây măng tây

Cách phòng trị sâu bệnh trên cây măng tây

- Sâu hại măng tây hiện nay gồm: dòi đục thân, sâu khoang, sâu xanh da láng, rệp, bọ cánh cứng, bọ trĩ, dế nhũi, rệp sáp. Có thể dùng các loại chế phẩm trừ sâu có nguồn gốc sinh học như: Biocin, Success 25 SC, Abamectin 1.8 EC.

Dòi đục thân Ophiomyia simplex Loew hại măng tây

Dòi đục thân Ophiomyia simplex Loew

Sâu xanh da láng Spodoptera exigua hại măng tây

Sâu xanh da láng Spodoptera exigua

Bọ cánh cứng đốm trắng Crioceris asparagi và sâu cánh cam hại măng tây

Bọ cánh cứng đốm trắng Crioceris asparagi và sâu cánh cam hại măng tây
 

Bọ cánh cứng đốm trắng Crioceris asparagi và sâu cánh cam hại măng tây

- Bọ đốm măng tây màu cam, ửng đỏ với 12 chấm nổi bật trên thân, bọ đẻ trứng trên măng non, ấu trùng có màu cam, đầu đen, kiếm ăn trên đỉnh măng và tán lá gây nên các vết nâu trên mục măng.

- Bọ măng tây cánh cứng xanh đen sáng với các đốm lớn vuông, màu vàng nhạt. Chúng ăn đỉnh và búp đọt non làm cho măng bị biến dạng, rúm ró và biến thành màu nâu. Ấu trùng có màu xanh đậm đến xám.

- Bọ trĩ , rầy mềm có thể dùng thuốc NaViNeem 0,15 EC, Regent, Comite 73EC, Actara 25WG. Đối với dế nhũi, rệp sáp,... hại rễ có thể dùng các loại thuốc diệt rầy.

Cách phòng trị nấm bệnh hại măng tây

Bệnh chết cây con Fusarium oxysporum, F.proliferatum trên măng tây

Bệnh chết cây con Fusarium oxysporum, F.proliferatum trên măng tây

 

Bệnh thán thư Collectotrichum gloeosporioides và bệnh gỉ sắt Puccinia asparagi trên măng tây

Bệnh thán thư Collectotrichum gloeosporioides và bệnh gỉ sắt Puccinia asparagi trên măng tây

 

Bệnh đốm tím Stemphylium botryosum trên măng tây

Bệnh đốm tím Stemphylium botryosum trên măng tây

 

Bệnh thối gốc do nấm Phythophthora asparagi gây ra trên măng tây

Bệnh thối gốc do nấm Phythophthora asparagi trên măng tây

Cây Măng tây có các loại bệnh như: chết cây con, bệnh thán thư, bệnh đốm tím, bệnh thối gốc rễ và chồi măng, bệnh khô cây, bệnh nấm măng tây gây đốm ở thân và lá, bệnh sương mai, bệnh gỉ sắt, bệnh héo rủ vàng lá gây thối rễ.

Dùng thay đổi các loại thuốc: Triscophos, Ridomil Gold 68WP, Validan, Carban, Carbenzim, Daconil,… phun trong thời gian nghỉ dưỡng cây mẹ thay thế, tạm ngưng thu hoạch măng, hoặc kết hợp cẩn thận phun vào những lúc làm cỏ, bón phân. Đối với nấm hại rễ có thể dùng thuốc Aliette, Monceren, các thuốc chứa Đồng như FUGI NANO-Cu

Tổng hợp cách phòng và trị sâu bệnh và nấm bệnh trên cây măng tây

Ngoài ra, chúng ta có thể bổ sung thường xuyên lân hoạt tính FUGI P-ACTIV đặc biệt hiệu quả trong việc cung cấp dinh dưỡng lân mà cây măng tây rất cần, đồng thời giúp cây phòng trừ một số loại nấm bệnh hiệu quả.

Để phòng trừ hiệu quả các loại bệnh hại cây Măng tây, cần tiến hành đồng bộ các giải pháp sau đây:

- Chọn hạt giống cây sạch bệnh, an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

- Làm đất thật kỹ, xử lý đầy đủ để phòng trừ nấm, bệnh hại cây.

- Lên liếp cao 30-50 cm đủ để tiêu thoát nước tốt nếu có trời mưa lớn.

- Sử dụng nhiều phân hữu cơ, phân trùn quế hoặc phân chuồng ủ hoai có xử lý chế phẩm Trichoderma chứa nấm vi sinh đối kháng khử tuyến trùng gây hại.

+ Chú ý:

- Khi dùng thuốc bảo vệ thực vật, cần phải đọc kỹ hướng dẫn, bảo đảm thực hiện theo nguyên tắc “4 đúng”, nhất là phải bảo đảm thời gian cách ly theo quy định của từng loại thuốc bảo vệ thực vật.

- Nên ưu tiên sử dụng các loại thuốc trừ sâu, bệnh có nguồn gốc thảo mộc và vi sinh nhằm đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm khi thu hoạch.

Nếu cây bị bệnh nặng, cần phải tạm ngưng thu hoạch, tiến hành cắt bỏ hoàn toàn, tiến hành xử lý thuốc trị bệnh, bón phân tái tạo lại cây mới.