-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Hotline
0906 618 680Hotline
0906 618 680Trụ sở văn phòng
52 Nguyễn Cừ P.Thảo Điền TP.Thủ ĐứcBọ trĩ (bù lạch) là một loài chích hút vô cùng nhỏ nhưng lực phá hoại hết sức lớn trên cây ớt.
XEM CHẾ PHẨM SINH HỌC TRỊ BỌ TRĨ |
Chúng là chuyên gia gây hại đọt non vào vụ ớt đông xuân và xuân hè, khi thời tiết khô nóng, không mưa.
Sự gây hại của bọ trĩ nếu không được kiểm soát còn kéo theo nguy cơ mất trắng sản lượng vì chúng là trung gian truyền virus gây bệnh khảm cho cây.
Chúng ta dễ dàng phát hiện ra sự tấn công của bọ trĩ vì chúng rất ưa đọt non và lá non. Bọ trĩ tấn công khiến các phần lá non và đọt dúm lại và cong hướng lên ở phần mép, nhìn trên bề mặt lá sẽ thấy nhiều vết thương, vết rách do hành vi chích hút nhựa của chúng gây ra.
Bọ trĩ trưởng thành có thể di chuyển theo luồng gió và thời gian hoạt động mạnh nhất của chúng là vào lúc chiều tối.
Đặc điểm của loài bọ trĩ là rất dễ kháng thuốc. Khi canh tác, bà con cần luân phiên thay đổi các hoạt chất trừ bọ trĩ khác nhau trong mỗi lần phun để ngăn hiện tượng bọ trĩ kháng thuốc.
Bà con hãy cùng chúng tôi điểm qua các biện pháp kiểm soát sự phát triển của bọ trĩ:
- Cây ớt nên được trồng với khoảng cách rộng, cắt tỉa cành lá để luôn giữ cho bộ lá thông thoáng.
- Bón phân cân đối, không nên bón quá nhiều đạm.
- Kiểm soát lượng đam bón cho cây không được quá nhiều.
- Hạn chế trồng ớt cạnh các ruộng hành. Tỏi hay ngũ cốc.
- Mùa nắng cần tưới nước đầy đủ, tránh thiếu nước.
- Phun định kỳ các chế phẩm trừ bọ trĩ để khống chế mật độ phát triển của chúng.
XEM CHẾ PHẨM SINH HỌC TRỊ BỌ TRĨ |
Tên hoạt chất |
Cảnh báo mối nguy hiểm |
Pymetrozine |
H351: Nghi ngờ gây ung thư [Warning Carcinogenicity] H361fd: Nghi ngờ gây hại cho khả năng sinh sản; Nghi ngờ gây hại cho thai nhi [Cảnh báo Độc tính sinh sản] H410: Rất độc đối với thủy sinh vật với các tác động lâu dài [Cảnh báo Nguy hiểm đối với môi trường thủy sinh, nguy hiểm lâu dài] |
Triflumezopyrim C20H13F3N4O2 |
|
Emamectin benzoate | |
Spinetoram | |
Imidacloprid + Pyridaben |
Từ lâu trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học về các hoạt chất có trong cây neem với khả năng kiểm soát sâu bệnh và các loại chích hút hại cây trồng.
Dầu Neem là chiết xuất tự nhiên của cây neem với tên khoa học là Azadirachta indica, được sản xuất bằng cách ép lạnh hạt neem.
Dầu neem được biết đến như một chất trừ sâu sinh học cực mạnh với hoạt chất azadirachtin, phá vỡ sự sản xuất hormone bình thường ở côn trùng khi chúng ăn phải. Nó cản trở quá trình sinh sản bình thường, trưởng thành và lột xác ở ấu trùng.
Nhiều loại thuốc trừ sâu chỉ có hiệu lực đối với một vài giai đoạn phát triển của sâu bệnh và chích hút nhưng dầu Neem có hiệu quả đối với tất cả các giai đoạn phát triển của chúng và có thể được sử dụng trong suốt mùa vụ.
Hoạt chất azadirachtin trong dầu neem làm ấu trùng không thể lột xác, làm mất khả năng sinh sản của con trưởng thành và làm chặn khả năng ăn uống của chúng sau khi chúng ăn lá hoặc chích hút vào các phần lá được phủ dầu neem.
Dầu neem được sử dụng để kiểm soát hàng trăm loài gây hại, bao gồm rầy, rệp, bọ trĩ, , ....v..v.
Chế phẩm trừ sâu sinh học NHŨ NEEM chứa dầu neem ép lạnh nguyên chất từ hạt neem. Sau khi trải qua quy trình nhũ hóa hoàn toàn,
Dầu neem trong chế phẩm NHŨ NEEM được phân tán đồng đều thành các hạt dầu nhỏ, giúp các hoạt chất trừ sâu hữu hiệu trong chế phẩm dàn trải đều trên bề mặt lá.
Với chi phí chỉ hơn 10.000 cho 1 bình 16 lít nước, bà con có thể kiểm soát bọ trĩ định kỳ mà không lo lắng về dư lượng hóa chất và vấn đề độc hại đối với môi trường và con người.
Khi kết hợp quy trình phòng trị nấm bệnh và phòng trị sâu bệnh, chích hút cùng bộ đôi trừ nấm FUGI NANO và chế phẩm trừ sâu sinh học NHŨ NEEM, bà con đã giảm được đáng kể việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có độc tính cao. Giúp bà con trồng ớt hoàn thiện quy trình trồng ớt sạch, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Bà con nên lưu ý một số vấn đề sau để sử dụng chế phẩm NHŨ NEEM đạt hiệu quả cao
Lắc kỹ chế phẩm trước khi pha loãng với nước.
Phun đều chế phẩm lên cả 2 mặt của lá vì thuốc có tác dụng diệt sâu, chích hút khi chúng ăn lá cây hoặc hút nhựa của lá đã bị dính dầu neem.
Nên phun NHŨ NEEM vào chiều tối khi bọ trĩ hoạt động phá hoại mạnh nhất trong ngày hoặc phun vào sáng sớm trước 8 giờ.
Đối với loại chích hút, nên phun khi mật độ phát triển tương đối.
Bà con nên áp dụng lịch trình phun định kỳ 5-7 ngày/lần cho những giai đoạn nhạy cảm của cây như giai đoạn đọt non, giai đoạn tạo mầm, đậu hoa, đậu quả.
Chúc bà con một vụ mùa bội thu cùng nông sản đẹp mã, sạch thuốc.
>> Mời bà con xem thêm bài viết: Xử lý hiện tượng cây ớt bị xoăn lá, xoăn đọt, khảm lá
XEM THÊM:
>> CHẾ PHẨM TRỪ SÂU SINH HỌC NHŨ NEEM
>> BỘ CHẾ PHẨM FUGI PHÒNG TRỊ NẤM BỆNH AN TOÀN DÙNG TRONG NÔNG NGHIỆP SẠCH
>> BỘ PHÂN BÓN CAO CẤP XỬ LÝ RA HOA ĐỒNG LOẠT
>> PHÂN BÓN AMINO ACID LÀ GÌ? TÁC DỤNG CỦA AMINO ACID ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG
Miễn phí giao hàng toàn quốc
Tiếp tục mua hàng