0
Tin tức

Kỹ thuật trồng và phòng trị bệnh trên cây hoa hồng

Hoa hồng là một loài hoa có vẻ đẹp và hương thơm vô cùng nổi bật, là biểu tượng đặc trưng của các nước phương tây.

Trồng hoa hồng cũng đem lại nguồn thu nhập khá lớn cho bà con nông dân. Vì vậy việc nắm rõ kiến thức về chăm sóc và phòng bệnh của cây hoa hồng là rất cần thiết. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cách trồng, chăm sóc và các loại bệnh trên cây hoa hồng để bạn phát triển loại cây này nhé.

KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG VIỆC TRỒNG VÀ CHĂM SÓC HOA HỒNG

Hoa hồng là một loại hoa phổ biến trên khắp thế giới và đặc biệt Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới ẩm rất thích hợp cho việc phát triển các loại hoa hồng.

Cách chọn giống hoa hồng dễ trồng

Để có những đóa hoa hồng đẹp thì việc lựa chọn giống đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bạn cần có sự lựa chọn giống phù hợp với điều kiện đất đai, độ ẩm, thời tiết và có sức đề kháng bệnh cao. 

Ngoài ra người trồng hoa hồng cần lưu ý khi chọn giống, hãy chọn vào mùa hè để hoa dễ sinh trưởng, giúp cây ra hoa đẹp, ít sâu bệnh.

Chọn giống vào mùa hè để chọn ra những cây hoa hồng thích nghi tốt nhất.

Hiện nay có rất nhiều phương pháp như giâm cành, ghép mắt, gieo hạt, cấy mô… nhưng để đạt được hiệu quả tốt nhất và đạt năng suất cao nhất thì phương pháp ghép mắt vẫn chiếm ưu thế. Các cành ghép có độ dài từ 20cm đến 25cm không bị dập cành, dập lá, không bị sâu bệnh. 

Sau khi chọn được cành ghép cho vào dung dịch để kích thích ra rễ. 

Trong 10 ngày đầu cần lưu ý về ánh sáng, độ ẩm và loại bỏ các mầm yếu chỉ để lại 3-4 mầm khỏe mạnh, sau 3 tháng thì có thể ghép được.

Thời vụ trồng hoa hồng ở Việt Nam

Hoa hồng là loài cây ôn đới và nhiệt đới nên thời gian thích hợp nhất để nhân giống là thời điểm thời gian mát mẻ, nhiệt độ không quá cao, từ tháng 2-4 và từ tháng 8-10. Đây là thời gian cho các hom hoa hồng ra rễ nhanh, cây phát triển tốt và đạt tỷ lệ sống cao.

Chuẩn bị giá thể, đất trồng hoa hồng

Hoa hồng là cây dễ thích nghi nên có thể được trồng trong các chậu nhựa, gốm sứ, đan lát từ tre,mây… 

Giá thể của hoa hồng bao gồm đất, phân chuồng, bột xơ dừa, vỏ trấu. 

Đất cần chọn loại đất thịt, đất phù sa hay đất trung tính pH = 5,5-6,5 có thành phần cơ giới nhẹ, xốp nhiều mùn, thoát nước nhanh nhưng giữ ẩm tốt. 

Phân chuồng hoặc phân hữu cơ đã được ủ hoai mục ít nhất 1 năm.Đối với xơ dừa thì phải tiến hành xả chát để giảm hàm lượng lignin để tránh làm ngộ độc cây trồng.

Vỏ trấu sau khi đốt lên sẽ lấy phần tro để làm giá thể. 

Cách xử lý giá thể sạch nấm bệnh trước khi trồng hoa hồng: dùng FUGI NANO-Cu pha theo tỷ lệ 5ml/ 1 lít nước (1 gói 40ml/8 lít nước) phun đều lên giá thể và ủ kín từ 1-2 ngày.

Lưu ý chậu nhựa, gốm, sứ nên chọn các chậu có lỗ bên trên thân hoặc dưới đáy chậu để thoát nước, tránh cây bị ngập úng.

Kỹ thuật tưới nước cho cây hoa hồng

Chính bởi đặc điểm của cây hoa hồng ưa sự mát mẻ, độ ẩm cao nên tưới nước đóng vai trò quan trọng nhưng không phải lúc nào cũng tưới mà cần phải tuân theo nguyên tắc khô thì mới tưới, tưới phải đẫm tránh chỉ tưới trên bề mặt.

Có hai phương thức tưới nước cho hoa hồng đó là:

- Tưới trực tiếp vào gốc.

- Phun nước vào mặt lá của cây.

Nên dùng phương pháp tưới nước trực tiếp vào gốc khi cây đang bị nhiễm nấm bệnh để tránh lây lan bệnh cho vườn cây.

Nước tưới cho cây hoa hồng là nước ngọt như nước mưa, nước giếng…tránh dùng nước nhiễm phèn, nhiễm mặn dễ làm cây nhiễm độc và suy yếu đồng thời làm tác nhân gây các bệnh cho hoa hồng.

Chế độ bón phân cho hoa hồng

Bất kì loại cây nào cũng đều cần bón phân để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây phát triển, đối với hoa hồng cũng vậy để cây phát triển tươi tốt và cho ra những bông hoa to đẹp thì cần có chế độ chăm sóc và bón phân cho cây. Mỗi cây hoa hồng cần cung cấp đủ 3 yếu tố đa lượng, trung lượng và vi lượng bao gồm các thành phần dưỡng chất: Đạm, lân, kali, canxi, lưu huỳnh, magiê, sắt, kẽm, mangan, bo, đồng, molyplen, clo. Tất cả các yếu tố thành phần trên đều rất cần thiết cho cây hoa hồng, mỗi một chế độ bón phân tốt là phải đầy đủ và cân bằng các yếu tố trên.

Giai đoạn đầu mới trồng cây chọn phân bón có độ đạm cao, bón cây bằng cách tưới 10-15ml/ 1 chậu cây. Giai đoạn cây trưởng thành cần bón cây có độ lân cao để cây kích rễ phát triển là cơ sở hình thành nụ và hoa. Giai đoạn cây đơm nụ cần bón cây có độ kali cao để hoa nở đẹp. Bón phân bà con có thể hòa nước tưới hoặc bón  quanh gốc cây từ 30-50g. Thời gian tưới định kỳ là từ 7-10 ngày/lần, thời gian bón quanh gốc là 15 ngày/lần.

Không được bón thừa hoặc thiếu phân và lưu ý không bón phân thẳng hay tưới vào gốc cây mà chỉ được bón phân hoặc tưới xung quanh gốc cây để tránh cây bị chết.

 

CÁC LOẠI BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN HOA HỒNG

Do điều kiện thời tiết mà hoa hồng thích nghi tốt là khí hậu nóng ẩm của nhiệt đới và ôn đới nên đây cũng chính là điều kiện tốt để các mầm bệnh hình thành và phát triển trên cây hoa hồng như: bệnh rỉ sắt, bệnh đốm đen, bệnh sương mai, bệnh phấn trắng, bệnh mốc xám, bệnh thán thư, bệnh vàng lá thối rễ, bệnh thối đen thân cây…Các loại bệnh trên gây hại ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và năng suất cây trồng vì vậy việc tìm hiểu và tìm ra các phương pháp phòng và trị các bệnh trên  cây hoa hồng là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số bệnh thường gặp nhất ở hoa hồng và cách chữa trị các bạn có thể tham khảo:

Bệnh rỉ sắt (rust rose) hại hoa hồng

nano-dong-fugi-nano-cu-thuoc-phong-tri-benh-ri-sat-rust-rose-tren-hoa-hong (2)

Tác nhân gây bệnh rỉ sắt (rust rose) hại hoa hồng

Bệnh do nấm có vách ngăn (Phragmidium vosae – multiflorae Diet) thuộc lớp bào tử động, bộ nấm gỉ sắt gây ra. Bệnh bào tử qua đông trong chồi, cành cây bằng sợi nấm hoặc bào tử đông. 

Triệu chứng của bệnh rỉ sắt (rust rose) hại hoa hồng

Bệnh rỉ sắt trên cây hồng tấn công và gây hại trên cả thân cây và phần lá. Đối với trên thân cây hồng xuất hiện các chấm màu vàng nhạt đến vàng cam. Sau một thời gian, nấm gây bệnh rỉ sắt tạo thành các mảng u nổi lên, bên trong các khối u này như có chất bột màu vàng cam. Ban đầu vết bệnh có màu vàng cam tươi, sau đó chuyển sang màu vàng sẫm hơn, cuối cùng là màu nâu đen. Đối với lá hoa hồng xuất hiện các đốm vàng, nó như những mụn mủ màu cam xuất hiện rải rác khắp bề mặt lá hồng. Sau đó, các đốm vàng này sẽ chuyển sang màu đen và làm rụng lá. 

Các biện pháp quản lý bệnh rỉ sắt (rust rose) hại hoa hồng

Trước khi làm đất cần thu gom sạch sẽ tàn dư của cây bệnh, xới kỹ đất để chôn vùi bớt nguồn bệnh. Không nên trồng dày, để vườn hoa luôn thông thoáng, giảm bớt ẩm độ trong vườn, tránh tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh rỉ sắt phát sinh, phát triển.

Thường xuyên tỉa bỏ và thu gom những cành già, cành bị sâu bệnh, những lá bị bệnh nặng, những lá khô rụng dưới đất… đem tiêu hủy để giảm bớt nguồn bệnh trong vườn.

Bệnh thán thư hại hoa hồng

nano-dong-fugi-nano-cu-thuoc-phong-tri-benh-than-thu-tren-hoa-hong

Tác nhân gây bệnh thán thư hại hoa hồng

Bệnh được xác định do nấm Colletotrichum sp gây ra, thuộc lớp nấm bất toàn, đĩa dài chứa nhiều bào tử và có nhiều gai cứng màu nâu đen. 

Triệu chứng của bệnh thán thư hại hoa hồng

Bộ phận lá bị bệnh xuất hiện các vết màu nâu và loang dần và tạo ra vết bệnh rộng hơn. Nhìn qua kính lúp sẽ thấy xuất hiện những bào tử lấm tấm màu đen.

Đối với các lá già vết bệnh thường có màu xám nhạt nếu bệnh nặng sẽ thành những mảng cháy lớn trên mặt lá và lan dần từ vệt nhỏ li ti đến kích thước từ 1-2 cm.

Các biện pháp quản lý bệnh thán thư hại hoa hồng

Nên trồng cây hoa hồng theo mật độ vừa phải, cành lá phải thông thoáng đây là điều kiện để cây phát triển tốt cũng như hạn chế sự lây lan nhanh của mầm bệnh.

Khi phát hiện lá bị bệnh phải cắt bỏ, thu gom và tiêu hủy lá bệnh một cách triệt để, cách li cây bị bệnh tránh trường hợp lây lan trên diện rộng. Khi cây bị bệnh không tưới nước trực tiếp lên lá.

Bệnh đốm đen hại hoa hồng 

nano-dong-fugi-nano-cu-thuoc-phong-tri-benh-dom-den-tren-hoa-hong

Tác nhân gây bệnh đốm đen hại hoa hồng

Bệnh được xác định do nấm Marssonina rosae gây ra, thuộc lớp nấm bất toàn. Khi điều kiện thuận lợi ẩm ướt và nhiệt độ từ 15-25°c, bào tử mọc mầm trong vòng 9 giờ, hình thành đĩa áp và vòi xâm nhiễm trực tiếp qua biểu bì.

Triệu chứng của bệnh đốm đen hại hoa hồng

Vết bệnh đốm đen trên lá hoa hồng là những đốm tròn nhỏ, màu nâu hoặc đen, sau đó phát triển thành những đốm đen to và viền có răng cưa mịn. Đường kính vết bệnh từ 0,5-1 cm. Lá hồng bệnh bị vàng và rụng rất nhanh, nếu bệnh nặng toàn bộ lá phía dưới và giữa rụng hết chỉ còn lại vài lá trên ngọn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự quang hợp và phát triển của cây.

Các biện pháp phòng bệnh đốm đen hại hoa hồng

  • Để phòng ngừa bệnh cho cây hoa hồng, cần sử dụng giống hồng sạch bệnh và có khả năng kháng bệnh cao. 
  • Sử dụng phân hữu cơ và cân đối phân đạm, lân và kali. 
  • Sử dụng nguồn nước sạch, tránh tưới nước vào lúc trời tối. 
  • Mật độ trồng thích hợp để tạo sự thông thoáng và cây hồng nhận được nhiều ánh sáng. 
  • Vệ sinh vườn hồng thường xuyên, thu gom và tiêu hủy lá bệnh. 
  • Luôn vệ sinh sạch sẽ xung quanh vườn, xử lý tiêu hủy các cây, lá có chứa mầm bệnh tránh lây lan. 
  • Tránh để nước đọng trên lá bằng cách tưới nước vào buổi sáng có ánh nắng

Bệnh sương mai hại hoa hồng

nano-dong-fugi-nano-cu-thuoc-phong-tri-benh-suong-mai-tren-hoa-hong

Tác nhân gây bệnh sương mai hại hoa hồng

Bệnh sương mai trên cây hồng được gây ra bởi một loại nấm gọi là Peronospora Sparsa (tên gọi khác: Pseudoperonospora sparsa).

Triệu chứng của bệnh sương mai hại hoa hồng

Trên lá cây hoa hồng xuất hiện các mảng màu xám nhạt, thường chạy dọc theo gân lá, có hình đa giác. Sau đó lá bắt đầu chuyển màu nâu sẫm và nhiều điểm bất thường xuất hiện trên lá ngày càng nhiều hơn, và sau đó màu tím xuất hiện nhiều hơn, sau khi lá có màu tím, cây sẽ chậm phát triển, lá trên cây sẽ rụng xuống làm cho cây yếu và phát triển chậm lại.

Các biện pháp phòng bệnh sương mai hại hoa hồng

Thường xuyên vệ sinh, chăm sóc vườn hồng, thu gom tàn dư nấm bệnh đem hủy, tạo độ thông thoáng nhất định cho vườn, không nên trồng các cây hồng với mật độ quá dày.

Bệnh phấn trắng hại hoa hồng

nano-dong-fugi-nano-cu-thuoc-phong-tri-benh-phan-trang-tren-hoa-hong

Tác nhân gây bệnh phấn trắng hại hoa hồng

Nguyên nhân gây bệnh do nấm Sphaerotheca pannosa gây ra.

Nấm bệnh phát triển thích hợp trong điều kiện ẩm độ 85%, nhiệt độ 18 độ C.

Triệu chứng của bệnh phấn trắng hại hoa hồng

Bệnh phấn trắng thường gây hại trên chồi non, lá non và 2 mặt lá.

Khi mắc bệnh nặng toàn cây, hoa, lá, nụ sẽ phủ một màu trắng và hoa biến dạng, không nở, thân khô, giảm nụ và sẽ làm chết cây nếu bệnh quá nặng.

Các biện pháp phòng bệnh phấn trắng hại hoa hồng

Biện pháp phòng trừ là chọn giống kháng bệnh, vệ sinh đồng ruộng. 

Lên luống cao ráo, thoát nước tốt, để không bị đọng nước mỗi khi có mưa hoặc độ ẩm quá cao, 

Làm thông thoáng mặt luống, không trồng quá dày để giảm độ ẩm mặt luống, giúp cây và lá nhận được nhiều ánh sáng.

Thường xuyên kiểm tra để phát hiện dịch bệnh để có những biện pháp phòng trừ kịp thời. Cần loại bỏ và tiêu hủy các lá, các cây nhiễm bệnh để tránh lây lan.

Bệnh mốc xám botrytis cinerea hại hoa hồng

nano-dong-fugi-nano-cu-thuoc-phong-tri-benh-moc-xam-tren-hoa-hong

Tác nhân gây bệnh mốc xám botrytis cinerea hại hoa hồng

Bệnh mốc xám trên cây hoa hồng do nấm Botrytis cinerea gây ra. 

Triệu chứng của bệnh mốc xám botrytis cinerea hại hoa hồng

Bệnh hại chủ yếu trên hoa, vết bệnh là nhiều đốm nhỏ màu xám trên nụ và hoa, bệnh thường làm hoa bị thối. Bệnh nặng làm cả nhánh non bị héo

Các biện pháp phòng bệnh mốc xám botrytis cinerea hại hoa hồng

Vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, cắt bỏ và tiêu hủy các cây, hoa đã nhiễm bệnh

Bệnh sùi cành u rễ hại hoa hồng

nano-dong-fugi-nano-cu-thuoc-phong-tri-benh-sui-canh-u-rễ-tren-hoa-hong

Tác nhân gây bệnh sùi cành u rễ hại hoa hồng

Do vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens gây ra, vi khuẩn xâm nhập qua vết thương xây xát, vết ghép, vết thương cơ giới… 

Triệu chứng của bệnh sùi cành u rễ hại hoa hồng

Cây hoa hồng cằn cỗi, lá có màu xanh nhạt hoặc hơi vàng.

Các đốt trên thân cây hồng trở nên ngắn lại tạo thành những u sưng sần sùi, vỏ, thân, cành nứt rạn nhiều khía chằng chịt, bên trong gỗ nổi u, vết bệnh có màu nâu, nhiều vết sần sùi có thể chập lại liền nhau thành một đoạn dài, có khi vết bệnh bao phủ quanh cả cành, có khi chỉ một phía làm dễ gãy, khô chết.

Các biện pháp phòng bệnh sùi cành u rễ hại hoa hồng

Mật độ trồng hợp lý, thường xuyên vệ sinh và tiêu hủy thân, cành bị bệnh, chọn các loại cây giống sạch bệnh. 

Khi ghép, cắt cành giâm phải khử trùng dụng cụ, có thể dùng FUGI NANO-Cu với nồng độ 5ml/ 1 lít nước hoặc dùng muối NaCl ngâm 8-10 phút.

Bệnh vàng lá chết héo hại hoa hồng

nano-dong-fugi-nano-cu-thuoc-phong-tri-benh-vang-la-chet-heo-tren-hoa-hong

Tác nhân gây bệnh vàng lá chết héo hại hoa hồng

Do nấm Verticillium albo-atrum Berth gây ra lây truyền qua các mô, mắt ghép trong quá trình cấy mô.

Triệu chứng của bệnh vàng lá chết héo hại hoa hồng

Biểu hiện trên các ngọn bị héo nhưng vẫn còn xanh, các lá thấp dưới bị vàng, ban đêm có thể hồi phục nhưng sau vài ngày cả phần ngọn cũng chuyển sang màu vàng sau cùng là màu nâu, tàn úa và chết, thường bắt đầu chết từ ngọn đi xuống. Trên hoa bị những vệt đen dọc theo chiều dài của cánh hoa.

Các biện pháp phòng bệnh vàng lá chết héo hại hoa hồng

Trước khi trồng cần khử trùng dùng FUGI NANO-Cu với nồng độ 5ml/ 1 lít nước. Khi cây bị bệnh, cắt tỉa gần một nửa cây hoa hồng để giảm hiện tượng cây hoa hồng bị mất nước. 

Bệnh thối đen thân cây hại hoa hồng

nano-dong-fugi-nano-cu-thuoc-phong-tri-benh-thoi-den-than-cay-tren-hoa-hong

Tác nhân gây bệnh thối đen thân cây hại hoa hồng

Bệnh thối đen thân cây hoa hồng nguyên nhân chủ yếu là cây hoa hồng bị bệnh mốc xám hay do nấm Coniothyrium, Phomopsis, Botryosphaeria và một số loại nấm khác gây ra.

Triệu chứng của bệnh thối đen thân cây hại hoa hồng

Phần rìa cánh hoa hồng bị thối nâu (đối với các giống hoa hồng dày cánh). Lúc này hoa hồng trông như những quả bóng, không thể nở bung cánh hoa ra và kết quả là một mớ hỗn độn của cánh hoa hồng màu nâu rồi từ từ thối rữa

Điều tiếp theo có thể xảy ra là các bào tử nấm lông xám đi xuống thân cây hoa hồng làm thân cây thối dần, khô và dễ gãy ngang thân cây.

Các biện pháp phòng bệnh thối đen thân cây hại hoa hồng

Trước mùa mưa hoặc vào những ngày khô ráo cần tiến hành làm vệ sinh các chậu hoa hồng, nhặt hết các lá vàng lá bệnh bên dưới gốc hoa hồng. Thường xuyên cắt tỉa cành hoa giúp thoáng khí, đồng thời luôn quan sát các cây hoa hồng, nếu thấy các dấu hiệu cây nhiễm bệnh lập tức cắt bỏ các cành nhánh bị nhiễm bệnh và tiêu hủy xa nguồn nước tưới.

THUỐC PHÒNG TRỊ NẤM BỆNH HẠI HOA HỒNG

- Định kỳ hàng tuần, thực hiện phun thuốc phòng nấm bệnh hại hoa hồng bằng bộ đôi chế phẩm trừ nấm an toàn nano đồng FUGI NANO-Cu nano lưu huỳnh FUGI NANO-S.

FUGI NANO-Cu với các hạt nano đồng có tính thẩm thấu rất cao với phổ tác dụng rộng nên đặc biệt hiệu quả trong việc phòng và trị các bệnh do nấm gây ra.

FUGI NANO-S với dinh dưỡng lưu huỳnh dưới dạng nano dễ hấp thu làm tăng hệ men trong cây giúp cây tốt và nhanh chóng phục hồi sau bệnh đồng thời phòng và trị được một số bệnh do nấm gây ra cho cây rau màu.

Với kích thước hạt cực nhỏ đã được kiểm định trong phòng thí nghiệm, bộ đôi trừ nấm an toàn FUGI NANO có khả năng khống chế hầu hết các loại nấm bệnh hại hoa hồng nếu được áp dụng định kỳ cùng với các biện pháp canh tác được nêu phía trên.

phong-tri-nam-benh-hai-hoa-hong

phong-tri-nam-benh-hai-hoa-hong

XEM THÊM:

>> CHẾ PHẨM TRỪ SÂU SINH HỌC NHŨ NEEM

>> BỘ CHẾ PHẨM FUGI PHÒNG TRỊ NẤM BỆNH AN TOÀN DÙNG TRONG NÔNG NGHIỆP SẠCH

>> BỘ PHÂN BÓN CAO CẤP XỬ LÝ RA HOA ĐỒNG LOẠT

>> Báo cáo KẾT QUẢ KHẢO SÁT HIỆU LỰC của chế phẩm nano đồng (nano copper) FUGI NANO-Cu đối với nấm bệnh Phytophthora sp.

>> PHÂN BÓN AMINO ACID LÀ GÌ? TÁC DỤNG CỦA AMINO ACID ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG

>> VỀ TRANG CHỦ