0
Tin tức

Mách bạn cách phòng trị hầu hết các bệnh do nấm trên cây hoa hồng dễ dàng

Dạo thị trường hoa hồng, bạn có thể thấy gần đây, hoa hồng tăng trưởng cả về nhu cầu và sự đa dạng của chủng loại hoa. Lý do là xu hướng chơi hoa hồng cổ, hồng giống ngoại nhập đang gia tăng. Giới buôn hoa cũng tận dụng xu hướng này để mang về cho Việt Nam rất nhiều giống hồng ngoại nhập cực kỳ bắt mắt mà ai nhìn một lần cũng phải mê mẩn.

Giới buôn hoa cây cảnh cho biết, khoảng 2 năm lại đây rộ lên mốt chơi hồng cổ, các đại gia nhà vườn biệt phủ “săn tìm” nên nguồn hàng ngày càng hiếm. Họ cho rằng, nhà có cây hồng cổ ngoài tạo điểm nhấn đẹp, có hương thơm, còn đem lại phong thủy tốt bởi hoa hồng là biểu tượng của tình yêu, lãng mạn, ngọt ngào, khiến cuộc sống luôn mới mẻ, quyến rũ. Bông hoa to đẹp là có tài lộc, làm chủ nhân thêm sang trọng, Thân cây hoa hồng nhiều gai sẽ xua đuổi được tà khí xâm nhập… Vì vậy mà “cầu” cao hơn “cung” gấp nhiều lần. Giới buôn cây hồng cổ phải săn lùng xuôi ngược, vào tận ngóc ngách các bản làng xa xôi để tìm hàng, thuyết phục chủ nhân bán lại, còn phải đào bới, vận chuyển rất khó khăn.

Chính vì nhu cầu chơi hoa theo xu hướng nên nhiều người đã bấm bụng mua những chậu hồng ngoại đắt tiền nhưng lại chưa thật sự quan tâm tìm hiểu kỹ việc chăm sóc và phòng bệnh cho hồng để chơi hoa được bền đẹp.

Hoa hồng cũng giống nhiều loại hoa khác, đều bị ảnh hưởng bởi một số nấm bệnh như  bệnh đốm đen, bệnh rỉ sắt, bệnh mốc xám, bệnh sùi cành u rễ, bệnh thán thư, bệnh sương mai, vàng lá chết héo, thối đen gốc… Chúng ta hãy cùng điểm qua biểu hiện của từng bệnh trước khi đến với hướng phòng trị.

Bệnh đốm đen hại hoa hồng

 Bệnh đốm đen hại hoa hồng do nấm Diplocarpon rosae gây ra.

phong-tri-benh-dom-den-hai-hoa-hong

Khi điều kiện thuận lợi ẩm ướt và nhiệt độ từ 15-25°c, bào tử mọc mầm trong vòng 9 giờ, hình thành đĩa áp và vòi xâm nhiễm trực tiếp qua biểu bì (Smith và ctv., 1988). Nhiệt độ thích hợp cho nấm gây bệnh đốm đen phát triển 22-26°C. Nấm lưu tồn trong bộ phận bị bệnh và lây lan qua sự tiếp xúc giữa các lá hồng và đặc biệt là nước mưa, nước tưới hoặc có thể do côn trùng.

Bệnh đốm đen gây hại trên lá và hoa của nhiều giống hồng. Triệu chứng bệnh đầu tiên xuất hiện ở các lá già, sau đó lan dần đến các lá non, đọt và nụ hoa.

Vết bệnh đốm đen trên cây hồng là những đốm tròn nhỏ, màu nâu hoặc đen, sau đó phát triển thành những đốm đen to và viền có răng cưa mịn. Đường kính vết bệnh từ 0,5-1 cm. Lá hồng bệnh bị vàng và rụng rất nhanh, nếu bệnh nặng toàn bộ lá phía dưới và giữa rụng hết chỉ còn lại vài lá trên ngọn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự quang hợp và phát triển của cây.

Bệnh rỉ sắt hại hoa hồng

Bệnh do nấm có tên là Phragmidium mucronatum gây ra.

Đối với bệnh gỉ sắt, triệu chứng điển hình là tạo thành vô số các ổ nổi màu vàng da cam hoặc màu nâu sắt gỉ ở mặt dưới lá, cành non làm lá úa vàng. Ngoài các bệnh hại chủ yếu trên, hoa hồng còn bị phá hại bởi nhiều bệnh khác như bệnh virus, vi khuẩn, tuyến trùng…

Bệnh sương mai hại hoa hồng

suong-mai-hai-hoa-hong

Bệnh sương mai hại hoa hồng gây bệnh chủ yếu trên lá nhưng đôi khi cũng lây nhiễm trên thân. Chúng gây vết bệnh ở mặt trên của lá, tiếp giáp với gân lá, lúc đầu có màu vàng sau chuyển sang màu nâu. Ở mặt dưới của lá thường xuất hiện lông tơ, lúc đầu có màu trắng, sau chuyển sang màu nâu xám. Trên thực tế, đây là bào tử của mầm bệnh thoát ra từ khí khổng.

Bệnh mốc xám hại hoa hồng

Bệnh do nấm Botrytis cinerea gây ra.

phong-tri-benh-moc-xam-hai-hoa-hong

Bệnh hại chủ yếu trên hoa. Vết bệnh là nhiều đốm nhỏ màu xám trên nụ và hoa, bệnh thường làm hoa bị thối. Bệnh nặng làm cả nhánh non bị héo.

Bệnh sùi cành, u rễ hại hoa hồng

Bệnh sùi cành, u rễ hoa hồng do vi khuẩn Agrobacterium sp. gây ra

phong-tri-benh-sui-canh-u-re-hai-hoa-hong

- Trên thân, cành: Đốt thân co ngắn lại, có những u sưng sần sùi, vỏ nứt ra tạo thành những vết khía chằng chịt, bên trong gỗ cũng nổi u. Nhiều vết sần sùi có thể nối liền thành một đọan dài, có khi bao phủ quanh cả cành, có khi chỉ một phía, cành dễ gãy và khô chết.

- Trên rễ: Xuất hiện nhiều vết u sần sùi nối liền nhau thành từng đọan dài làm cản trở khả năng hút dinh dưởng của rễ.

- Cây bị bệnh cằn cỗi, lá biến vàng và rụng.

Bệnh thán thư trên cây hoa hồng

Bệnh do nấm Colletotrichum gloeosporioides và Cephaleures virescens gây ra.

Khi mắc tác nhân này thì các bộ phận như cành, lá, chồi non đều bị ảnh hưởng, hoa sẽ không phát triển to được và lá bị ăn mòn theo hình vòng tròn lan ra từ một đốm nhỏ.  Khi cây hồng mới bắt đầu bị bệnh thán thư sẽ xuất hiện những chấm tròn nhỏ, viền nâu, cũng có màu xanh xám hoặc vàng nâu hơi trũng xuống, bắt đầu từ chóp là, mép lá, giữa phiến lá. Dần dần những vết bệnh này sẽ lan rộng, tạo ra các vết hoại tử. Khi nhìn những vết bệnh ở phần mặt dưới lá sẽ phát hiện những bào tử lấm tấm màu đen (nhìn rõ qua kính lúp). Bệnh thán thư không gây ra cái chết liền ngay lập tức cho hồng leo mà nó ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.

Bệnh thối rễ trên cây hoa hồng

Những đợt mưa liên tục là nguyên nhân khiến cây hoa hồng bị thối gốc. Do đó, sau những đợt mưa, để phát hiện cây có bị thối rễ hay không, chúng ta hãy cùng nhau xem xét phần rễ của cây. Thông thường, vị trí thối gốc rễ trên cây hoa hồng là cách cổ rễ chỉ 4 đến 5cm. Vết thối có màu đen và ẩm ướt, thêm vào đó là vài giọt nhựa cây màu nâu đỏ rỉ ra như nhựa cây.

Ngoài ra, bệnh thường phát mạnh sau những ngày mưa kéo dài hoặc chất trồng thiếu độ thoáng xốp, giữ nhiều nước hay chăm tưới nhiều quá gây úng thối rễ.

Nguyên nhân sâu xa của hiện tượng này là do nước quá nhiều trong đất dẫn đến rễ cây bị ngạt gây chết rễ. Từ những rễ chết này, nấm bệnh xâm nhập vào cây lây lan lên thân, lá. Cũng có thể do nấm xâm nhập qua các vết thương trên thân cây (vết cắt, bầm dập không được xử lý đúng cách) sau đó lây lan xuống rễ.

Khi vết đen đã lan ra đến vỏ là mạch bên trong đã tắc, không còn cung cấp được dưỡng chất và nước cho cây khiến cây dần thiếu dinh dưỡng, vỏ cây nhăn nheo, mầm cây héo rũ, cây chết.

 

Biện pháp quản lý nấm bệnh hại hoa hồng

- Ngoài việc lựa chọn trồng giống hoa hồng chống chịu, cần chú ý chọn vườn ươm, vườn trồng cao ráo, khơi rãnh thoát nước tốt, tránh để ứ đọng nước sau mưa.

- Chú ý vệ sinh đồng ruộng, diệt trừ cỏ dại thường xuyên vì cỏ dại là ký chủ phụ tích lũy nhiều nguồn bệnh hại hoa hồng.

- Kịp thời tỉa cành, ngắt bỏ lá bệnh. Trung bình cứ 3-4 ngày thực hiện 1 lần. Vệ sinh nhặt hết lá bệnh, cánh hoa tàn rụng trên bề mặt chậu. Tiêu huỷ tàn dư cây bệnh, tạo vườn hồng luôn thông thoáng làm giảm độ ẩm trên ruộng, tăng cường khả năng hấp thụ ánh sáng cho cây để nâng cao năng suất và phẩm chất hoa.

- Bón phân NPK cân đối, hạn chế bón quá nhiều phân đạm, tăng cường bón phân hữu cơ, phân chuồng hoai mục, phân lân, kali hoặc tro bếp.

- Tưới nước đủ, tránh để nước ứ đọng nhiều trên mặt lá tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh lây lan, xâm nhập phá hại.

- Thường xuyên bổ sung cung cấp các chủng nấm có lợi cho đất để phòng ngừa bệnh bằng Trichoderma pha từ 1.5g với 2 lít nước phun lên đất. Lưu ý nên phun khi trời mát, tránh ánh nắng gay gắt có thể giết chết những chủng nấm có lợi này và 2 tháng phun nhắc lại 1 lần.

Thuốc phòng trị nấm bệnh hại hoa hồng

- Định kỳ hàng tuần, thực hiện phun thuốc phòng nấm bệnh hại hoa hồng bằng bộ đôi chế phẩm trừ nấm an toàn nano đồng FUGI NANO-Cunano lưu huỳnh FUGI NANO-S.

FUGI NANO-Cu với các hạt nano đồng có tính thẩm thấu rất cao với phổ tác dụng rộng nên đặc biệt hiệu quả trong việc phòng và trị các bệnh do nấm gây ra.

FUGI NANO-S với dinh dưỡng lưu huỳnh dưới dạng nano dễ hấp thu làm tăng hệ men trong cây giúp cây tốt và nhanh chóng phục hồi sau bệnh đồng thời phòng và trị được một số bệnh do nấm gây ra cho cây rau màu.

Với kích thước hạt cực nhỏ đã được kiểm định trong phòng thí nghiệm, bộ đôi trừ nấm an toàn FUGI NANO có khả năng khống chế hầu hết các loại nấm bệnh hại hoa hồng nếu được áp dụng định kỳ cùng với các biện pháp canh tác được nêu phía trên.

phong-tri-nam-benh-hai-hoa-hong

phong-tri-nam-benh-hai-hoa-hong

XEM THÊM:

>> CHẾ PHẨM TRỪ SÂU SINH HỌC NHŨ NEEM

>> BỘ CHẾ PHẨM FUGI PHÒNG TRỊ NẤM BỆNH AN TOÀN DÙNG TRONG NÔNG NGHIỆP SẠCH

>> BỘ PHÂN BÓN CAO CẤP XỬ LÝ RA HOA ĐỒNG LOẠT

>> Báo cáo KẾT QUẢ KHẢO SÁT HIỆU LỰC của chế phẩm nano đồng (nano copper) FUGI NANO-Cu đối với nấm bệnh Phytophthora sp.

>> PHÂN BÓN AMINO ACID LÀ GÌ? TÁC DỤNG CỦA AMINO ACID ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG

>> VỀ TRANG CHỦ