0
Tin tức

Phòng trị rệp sáp hại sầu riêng

Rệp sáp hại sầu riêng là một đối tượng gây hại rất quen mặt đối với bà con nông dân trồng sầu. Chúng gây hại bằng cách hút nhựa trên cây làm cây suy yếu dần, kéo theo đối tượng nấm gây hại khiến năng suất toàn bộ vườn giảm đáng kể.

Rệp sáp đã trở thành một đối tượng dịch hại nông nghiệp cần được quản lý chặt chẽ.

Sản phẩm liên quan:

Thuốc trừ rệp sáp hại sầu riêng an toàn, hiệu quả

Đặc điểm nhận dạng của rệp sáp hại sầu riêng

Rệp sáp trưởng thành có hình mui rùa, bên ngoài phủ một lớp màu trắng đục như sáp.

Rệp sáp hay còn được gọi là rệp sáp hại cam quýt (Tên khoa học: Planococcus citri) là một loài rệp thuộc bộ Hemiptera, họ Pseudococcidae, chi Planococcus, loài P.citri có nguồn gốc từ châu Á.

Chúng được phát hiện trên 70 họ cây trồng khác nhau. Tên tiếng anh thông thường của chúng là mealybug.

tong-hop-cac-loai-rep-sap

Chúng đặc biệt ưa thích các vị trí như ở chùm quả, mặt dưới lá, nách lá, cành chẻ và cả dưới rễ.

Vòng đời của rệp sáp có thể chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn trứng, giai đoạn ấu trùng, giai đoạn trưởng thành.

Giai đoan trứng của rệp sáp

Trứng rệp sáp có hình bầu dục, trong suốt. Các trứng xếp chồng lên nhau. Các quả trứng này được rệp sáp cái bọc một lớp sáp bên ngoài để bảo vệ.

giai-doan-trung-cua-rep-sap-hai-sau-rieng

Rệp sáp cái có thể đẻ từ 300 đến 600 quả trứng trong suốt vòng đời của nó, mỗi lần khoảng 100 quả trứng.

Trứng rệp sáp nở sau khoảng 2-10 ngày.

giai-doan-trung-cua-rep-sap-hai-sau-rieng

Giai đoạn ấu trùng của rệp sáp

Khi mới nở, rệp con có màu xám đen. Đến khi lột xác lần 1, chúng chuyển thành màu hồng nhạt, tốc độ di chuyển nhanh nhẹn.

Sau nở từ 7-10 ngày gần đuôi hình thành 2 tua sáp dài, sau đó các tua khác dần dần hình thành, trong cơ thể bắt đầu có sáp trắng bao phủ và từ đó chúng di chuyển chậm chạp và thường tìm nhưng nơi kín đáo để sống.

Có sự khác nhau trong vòng đời của ấu trùng rệp sáp đực và ấu trùng rệp sáp cái.

Rệp sáp đực trải qua 4 giai đoạn ấu trùng, được xác định qua các lần lột xác. Trung bình 24 ngày.

Còn rệp sáp cái chỉ có 3 giai đoạn ấu trùng. Trung bình khoảng 28 ngày.

vong-doi-cua-rep-sap-hai-sau-rieng

Giai đoạn trưởng thành (thành trùng) của rệp sáp

Rệp sáp cái trưởng thành có kích thước dài khoảng 2,5 - 4 mm và rộng 2 - 3 mm, không có cánh.

Lúc này cơ thể chúng đã được bao phủ bằng một lớp sáp màu trắng đục thành một khối dày khiến thuốc BVTV rất khó thấm vào cơ thể.

Hai bên mép cơ thể có 18 đôi tua sáp màu trắng, 16 đôi trước có chiều dài tương tự nhau, đôi thứ 17 dài nhất gần băng 1/2 cơ thể, đôi 18 nhỏ vả ngắn hơn tất 
cá các đôi khác.

Rệp sáp thường đẻ trứng ngay tại nơi chúng sinh sống.

giai-doan-truong-thanh-cua-rep-sap-cai-hai-sau-rieng

Rệp sáp đực lại có cánh, kích thước nhỏ hơn rệp cái, chiều dài chỉ khoảng 1mm, thân màu xám nhạt và nhiệm vụ của nó chỉ là để giao phối với con cái. 

giai-doan-truong-thanh-cua-rep-sap-duc-hai-sau-rieng

Đặc điểm gây hại của rệp sáp hại sầu riêng

Rệp sáp chủ yếu gây hại vào mùa nắng. Chúng chủ yếu gây hại vào các giai đoạn cây đi đọt non, hoặc trổ bông, hình thành trái non.

Có thể nói rệp sáp rất ưa những chùm bông căng mọng dinh dưỡng. Chúng cộng sinh với loài kiến đen để di chuyển từ dưới đất lên đúng vị trí gốc bông để đánh chén, vì kiến đen cần dinh dưỡng từ dịch chiết có vị ngọt của rệp sáp.

Chính kiến đen là đối tượng cần quản lý vì chúng đã tiếp tay để rệp sáp có thể tiếp cận trực tiếp đến những vị trí đắc địa nhất.

Vị trí này đem lại cho chúng nhiều thuận lợi khi vừa có thể hút được nhiều dinh dưỡng vừa có thể ẩn nấp tốt hơn trước áp lực của thuốc trừ rệp sáp.

Chúng ở đó và đánh chén từ giai đoạn bông đến cả giai đoạn trái non. 

Rệp sáp thường sống tập trung với mật số cao trong suốt giai đoạn của trái. 

Tác hại của rệp sáp hại sầu riêng

Trên lá, rệp sáp làm đọt non bị vàng, kém phát triển.

Khi rệp sáp tấn công rễ, lá cây trở nên héo vàng gây nhầm lẫn với triệu chứng bị khô hạn.

Trên bông ban đầu, nhà vườn phát hiện vài chùm bông sầu bị khô, rất dễ nhầm lẫn với nấm bệnh nhưng thực ra là do loài rệp sáp hoành hành.

Trái non bị rệp sáp tấn công sẽ bị teo tóp cuống, trái biến dạng, vàng gai và có thể rụng bất cứ lúc nào.

Nếu rệp sáp tấn công khi trái sầu riêng đã hình thành cơm, chúng sẽ đánh cắp một lượng lớn dinh dưỡng khiến cơm sầu riêng bị sượng, vỏ trái cũng dễ bị nấm bệnh tấn công gây đen vỏ.

Ngoài ra, chất dịch chiết ngọt ngào của rệp sáp còn giúp nấm bồ hóng phát triển bao kín các bộ phận lá, trái,… làm ảnh hưởng đến sự quang hợp của cây.

Biện pháp phòng ngừa rệp sáp hại sầu riêng

- Vệ sinh dụng cụ thu hoạch, dụng cụ làm vườn hạn chế sự phát tán.

- Một số loài cây kiểng là ký chủ quan trọng của rệp sáp không nên trồng gần vườn.

- Tưới rửa trôi: Rệp sáp có thể bị rửa trôi với vòi nước mạnh và liên tục. Xử lý bằng vòi nước nhiều lần khi cần cũng là biện pháp tốt trong điều kiện bị nhiễm nhẹ.

- Kiểm soát mật độ của kiến cộng sinh với rệp sáp.

- Nên phòng rệp sáp từ khi chúng đang ẩn nấp trong những bụi cỏ dưới đất. Khi cây sắp vào giai đoạn làm bông, bà con nên sử dụng chế phẩm rải gốc hữu cơ NEEM CAKE có khả năng giảm thiểu mật độ bọ trĩ ẩn nấp phía dưới đất.

rai-goc-huu-co-neem-cake-phong-tri-rep-sap-hai-sau-rieng

Thuốc trừ rệp sáp hại sầu riêng an toàn, hiệu quả

Từ lâu nay, dầu hạt neem được biết đến như một chiết xuất hữu cơ có rất nhiều công dụng đặc hiệu trong việc phòng trừ các loại nấm bệnh, vi khuẩn và côn trùng, sâu bệnh.
Trong dầu hạt neem chứa rất nhiều thành phần đặc hiệu cho việc xử lý côn trùng, sâu bệnh như azadirachtin, nimbin, meliantriol và salannin.

Azadirachtin là thành phần hoạt động mạnh nhất và chịu trách nhiệm cho nhiều đặc tính diệt côn trùng của dầu hạt neem. Các thành phần khác cũng có đặc tính kháng nấm, kháng khuẩn và kháng vi-rút.

Dầu neem là một giải pháp thân thiện với môi trường thay thế cho thuốc trừ sâu hóa học.

Các hợp chất của nó phá vỡ vòng đời của côn trùng bằng cách can thiệp vào các hoạt động kiếm ăn, giao phối và đẻ trứng của chúng. 

Dầu neem còn được biết là có tác dụng kích thích cơ chế bảo vệ tự nhiên của cây, khiến cây ít bị côn trùng và bệnh tật tấn công hơn.

Trong năm 2022, công ty Ni Việt đã cho ra mắt thị trường chế phẩm trừ sâu sinh học hiệu quả có nguồn gốc từ dầu hạt neem.

Chế phẩm trừ sâu sinh học NHŨ NEEM của công ty cổ phần Ni Việt chứa đến 40% hàm lượng dầu neem ép lạnh nguyên chất từ hạt neem và được nhũ hóa hoàn toàn để cho ra sản phẩm cuối cùng có thể sử dụng ngay mà không cần phối trộn thêm các hoạt chất khác.

Sau khi trải qua quy trình nhũ hóa hoàn toàn, dầu neem được phân tán đồng đều thành các hạt dầu nhỏ, giúp các hoạt chất trừ sâu hữu hiệu trong chế phẩm dàn trải đều trên bề mặt lá.

thuoc-tru-rep-sap-hai-sau-rieng

Khi rệp sáp chích hút vào các phần thực vật được phủ Nhũ Neem, chúng sẽ không thể sinh trưởng bình thường và chết dần.

Chế phẩm trừ sâu sinh học NHŨ NEEM ảnh hưởng đến các loài gây hại ở nhiều giai đoạn sinh trưởng khác nhau của chúng và theo nhiều cách khác nhau, có thể kể đến như tác động xua đuổi, ức chế khả năng ăn uống, ức chế sinh trưởng và sinh sản, gián đoạn khả năng giao phối.

Đăc điểm vượt trội nhất của NHŨ NEEM là nó có hiệu quả kiểm soát hàng trăm loại sâu bệnh, côn trùng, chích hút, nên nó có thể thay thế cho việc sử dụng cùng lúc nhiều loại thuốc BVTV gồm thuốc sâu, thuốc rầy, thuốc nhện. Giúp bà con tiết kiệm chi phí, giảm thiểu độc hại.

Đặc biệt, khi sử dụng lặp lại định kỳ chế phẩm trừ sâu sinh học NHŨ NEEM, mật độ côn trùng, sâu bệnh hại sẽ giảm đáng kể.

Thời điểm phun trừ rệp sáp hại sầu riêng

Thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện và phun thuốc ngừa rệp sáp kịp thời, nhất là giai đoạn cây đang kéo bông và đậu trái non.

Thời gian phun tốt nhất là vào sáng sớm hoặc chiều tối.

Cách phun thuốc trừ rệp sáp hại sầu riêng

Bà con nên phun ướt đều cả cây, nhất là ở phần đọt non, phần dạ cành đang mang bông, đặc biệt là ở phần gốc bông.

Lưu ý: Nếu vườn đã có xuất hiện rệp sáp tấn công bông hoặc trái non, bà con nên kết hợp thuốc trừ rệp sáp Nhũ Neem với bộ chế phẩm trừ nấm an toàn FUGI NANO để khống chế sự phát triển của nấm bệnh do hoạt động chích hút của rệp sáp gây ra. 

phong-tru-rẹp-sap-hai-sau-rieng

 

XEM THÊM:

>> BỘ CHẾ PHẨM FUGI NANO PHÒNG TRỊ NẤM BỆNH HẠI SẦU RIÊNG

>> CHẾ PHẨM TRỪ SÂU SINH HỌC NHŨ NEEM

>> BỘ PHÂN BÓN CAO CẤP XỬ LÝ RA HOA ĐỒNG LOẠT

>> PHÂN BÓN AMINO ACID LÀ GÌ?