0
Tin tức

Quy trình xử lý ra hoa xoài đồng loạt, đậu quả cao

Bông xoài hình thành từ chồi cuối của những chồi trưởng thành sớm nhất.

Hầu hết các giống ra bông một lần một năm trong mùa đông hoặc mùa xuân.

Bông khởi đầu thường được kích hoạt bởi thời tiết ban đêm mát mẻ và điều kiện khô ráo.

Quá trình chuẩn bị cho vụ làm bông xoài mới bắt đầu bằng việc dọn dẹp, cắt tỉa vườn xoài sau vụ thu hoạch trước.

Kính mời bà con cùng tham khảo quy trình xử lý ra hoa xoài đồng loạt, đậu quả cao với các chế phẩm của công ty cổ phần Ni Việt.

Giai đoạn tỉa cành tạo tán sau thu hoạch

Loại bỏ những chồi đã ra hoa vụ trước, tỉa bỏ cành nhánh, cành vô hiệu, cành sâu bệnh giúp bộ lá xoài được thông thoáng.

Nhà vườn có thể tiến hành sửa tán đối với những cây quá cao, giúp tất cả các tán cây đều nhận được đủ lượng ánh sáng cần thiết.

Sử dụng các loại chế phẩm rửa vườn gốc đồng để làm giảm mật độ nấm bệnh tồn dư trong vườn từ vụ trước.

Giai đoạn thúc ra tược mới

Muốn xoài ra hoa tốt thì phải giúp xoài ra chồi tốt.

Bà con tiến hành bón phân thúc đọt cho cây xoài như sau:

Ở gốc: tiến hành rải phân đa lượng theo tỉ lệ N-P-K khoảng 2-1-1 kết hợp 20-30kg phân chuồng hoai mục (hoặc 7-10kg phân hữu cơ vi sinh) cho 1 gốc xoài trưởng thành.

Trên lá: Sử dụng COVI THÚC ĐỌT TẠO TÁN để tiến hành lấy cơi đọt mới, chuẩn bị cho vụ làm bông tiếp theo (liều 1 chai cho 1 phuy 200 lít nước).

phan-bon-thuc-ra-tuoc-xoai

Bà con có thể tưới nước 1-2 lần/ cho đến khi cây ra đọt non. Sau đó, bà con áp dụng lịch tưới nước 2 lần/tuần.

Khi cơi đọt đang trong quá trình bung cũng là lúc các loài sâu bệnh gây hại đục ngọn xoài cũng như nấm bệnh thán thư hại lá phát triển.

Vì thế trong giai đoạn này, bà con có thể áp dụng phun quản lý sâu bệnh và nấm bệnh hại bằng bộ đôi chế phẩm trừ nấm nano lưu huỳnh FUGI NANO-S và chế phẩm trừ sâu sinh học NHŨ NEEM khoảng 5-7 ngày/lần.

phong-tri-nam-benh-sau-benh-giai-doan-dam-tuoc-xoai

Giai đoạn tạo mầm hoa đồng loạt

Đối với cây xoài trưởng thành trên 13 năm tuổi: bà con có thể tiến hành tạo mầm hoa ngay từ đợt đọt lần thứ nhất.

Đối với cây xoài tơ:  bà con nên bắt đầu tạo mầm hoa từ đợt đọt thứ 2 hoặc thứ 3.

Khi cơi đọt làm bông mới có lá đạt kích thước trưởng thành, lá màu đỏ chuyển dần sang màu xanh nõn (lá bắt đầu lụa), đây là lúc thích hợp để sử dụng các hoạt chất kích thích quá trình tạo mầm hoa cho cây xoài.

Chúng ta tiến hành phun bộ đôi chế phẩm CÔ VI GIÀ CƠI LÁ và CÔ VI TẠO MẦM HOA.

Bộ đôi này bổ trợ tuyệt vời cho nhau để thúc đẩy quá trình làm già lá, tạo bộ lá xanh dày để cây bắt đầu tập trung dinh dưỡng cho việc phân hóa mầm hoa.

phan-bon-lam-bong-xoaiphan-bon-tao-mam-lam-bong-xoai

Liều dùng:

1 chai CÔ VI GIÀ CƠI LÁ + 2 hũ CÔ VI TẠO MẦM pha với 2 phuy 400 lít nước.

Phun 2 lần cách nhau 7 ngày.

Giai đoạn kéo bông xoài

Yếu tố thời tiết:  Bà con nên chọn thời điểm thời tiết khô ráo, ẩm độ trong vườn thấp để bắt đầu quá trình xử lý kéo bông xoài.

Trong giai đoạn từ sau khi bón phân thúc cơi đọt cho đến trước ngày kéo bông 1 tuần thì bà con không nên bón thêm phân để cây được "đói", điều này giúp quá trình cây ra bông được mạnh mẽ hơn.

Khi bà con quan sát thấy đỉnh sinh trưởng trồi to lên, đọt bắt đầu lú cựa gà, chúng ta tiến hành phun thuốc kéo bông xoài CÔ VI KÉO BÔNG.

Khoảng 5-7 ngày sau, tiếp tục phun 1 cữ CÔ VI KÉO BÔNG với liều giảm đi 1 nửa.

phan-bon-keo-bong-xoai

Giai đoạn bông xoài bắt đầu lú dài khoảng 3-5 cm, vườn xoài sẽ bắt đầu xuất hiện các đối tượng dịch hại như nấm thán thư, rầy bông xoài, sâu ăn bông, bọ trĩ, nhện đỏ làm giảm khả năng lên trứng cá.

Những sâu bệnh hại này là những đối tượng cần được kiểm soát chặt chẽ trên cây xoài thời kỳ làm bông. Nếu để phát sinh trong giai đoạn này thì nó sẽ ảnh hưởng đến việc đậu trái xoài và ảnh hưởng đến trái thương phẩm.

Vì thế nếu thời tiết có mưa thì sau mỗi cơn mưa, bà con tiến hành rửa cây xoài để giảm bào tử của nấm thán thư gây hại bông xoài.

Từ khi cựa gà mới nhú, bà con nên phun ngừa nấm bệnh thán thư gây đen bông xoài và các loại sâu bệnh hại rầy bông xoài, sâu ăn bông, bọ trĩ, nhện đỏ bằng các chế phẩm dùng trong nông nghiệp sạch gồm chế phẩm trừ nấm nano lưu huỳnh FUGI NANO-S và chế phẩm trừ sâu sinh học NHŨ NEEM định kỳ 5-7 ngày/lần. 

phong-tri-nam-benh-sau-benh-giai-doan-keo-bong-xoai

Bộ đôi này vừa giúp kiểm soát sâu bệnh và nấm bệnh thán thư đồng thời giúp sáng bông, ngừa đen bông xoài, đồng thời nó còn giúp tăng khả năng đậu trái nhờ cung cấp một lượng lưu huỳnh dễ hấp thu.

Lưu ý khi bông xoài bắt đầu nở (bung chà), nên ngưng các chế phẩm trừ sâu để tránh ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn.

Chú ý 5 thời kỳ quan trọng cần chú ý phòng bệnh thán thư bông xoài:

Thời kỳ 1: Lúc nhú cựa gà

Thời kỳ 2: Khi bông được 10-20 cm

Thời kỳ 3: Trước khi bông nở

Thời kỳ 4: Sau khi xuống nhụy

Thời kỳ 5: Sau khi trái đã đậu trứng cá

Giai đoạn nở bông xoài (bông xoài bung chà)

Khi bông xoài đã bung chà, Bà con tiến hành phun chế phẩm CÔ VI CANXI BO  định kỳ  7 ngày cho đến khi trái lớn bằng quả trứng gà để cung cấp dinh dưỡng canxi bo giúp tăng đậu hoa, đậu trái, giúp xoài trội hột, đậu trứng cá đều, dai cuống.

canxi-bo-chong-rung-bong-xoai

Giai đoạn này bà con vẫn tiếp tục bảo vệ phát hoa khỏi bệnh thán thư bằng chế phẩm trừ nấm nano lưu huỳnh FUGI NANO-S  định kỳ 5-7 ngày, giúp giữ hoa sáng, không đen.

phong-tri-nam-benh-sau-benh-giai-doan-bong-xoai-bung-cha

Giai đoạn đậu trái 1 (30 ngày sau khi đậu trái non)

Khi trái đã đậu, bà con bắt đầu áp dụng lại việc phun ngừa cả nấm và sâu bệnh bằng bộ đôi chế phẩm trừ nấm nano lưu huỳnh FUGI NANO-S và chế phẩm trừ sâu sinh học NHŨ NEEM định kỳ 5-7 ngày/lần.

Đây là giai đoạn trái xoài non rất dễ bị rụng, bà con có thể bổ sung chế phẩm CÔ VI THÚC TRÁI định kỳ 7 ngày bắt đầu từ giai đoạn trái được 3-4 tuần sau khi đậu để trái nhanh lớn, mau đạt kích thước tốt đa.

phan-bon-thuc-lon-trai-xoai

Giai đoạn đậu trái 2  (giai đoạn 30-40 ngày sau khi đậu trái non)

Đây là giai đoạn trái xoài phát triển rất nhanh.

Bà con nên áp dụng bón gốc với phân NPK với tỉ lệ 1-1-1

Nếu không áp dụng việc bao trái, bà con có thể sử dụng chế phẩm GUGO-CLEAN tẩy sáng trái định kỳ 5-7 ngày/ lần từ lúc trái bằng quả trứng gà để bảo vệ vỏ trái khỏi bị nám và nấm bồ hóng, muội đen.

Đồng thời, bà con tiếp tục sử dụng chế phẩm CÔ VI THÚC TRÁI trong giai đoạn này để giữ lực tăng trưởng tốt cho trái.

tay-sang-trai-xoai

Giai đoạn đậu trái 3 (giai đoạn 60 ngày sau khi đậu trái non)

Lúc này trái xoài đã đạt kích thước tối đa và không còn phát triển về kích thước nữa mà chỉ tăng trọng lượng và chất lượng trái, vì thế bà con nên bổ sung chế phẩm CÔ VI NGỌT CHẮC với hàm lượng kali rất cao giúp trái xoài vào vị ngon, ngọt, nặng ký.

phan-bon-8-5-45-cho-xoai

Trên đây là quy trình sử dụng sản phẩm tham khảo cho các nhà vườn trồng xoài. Bà con nên dựa vào thực tế ở vườn cây để sử dụng.

 

XEM THÊM:

>> CHẾ PHẨM TRỪ SÂU SINH HỌC NHŨ NEEM

>> BỘ TRỪ NÂM AN TOÀN FUGI NANO PHÒNG TRỊ NẤM BỆNH DÙNG TRONG NÔNG NGHIỆP SẠCH

>> BỘ PHÂN BÓN CAO CẤP XỬ LÝ RA HOA ĐỒNG LOẠT

>> Báo cáo KẾT QUẢ KHẢO SÁT HIỆU LỰC của chế phẩm nano đồng (nano copper) FUGI NANO-Cu đối với nấm bệnh Phytophthora sp.

>> PHÂN BÓN AMINO ACID LÀ GÌ? TÁC DỤNG CỦA AMINO ACID ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG