0
Tin tức

Phòng trị rầy nhảy (rầy phấn) hại sầu riêng

Rầy nhảy hay còn gọi là rầy phấn, rầy bông là một loại côn trùng chích hút ảnh hưởng rất nhiều đến cây sầu riêng. Chỉ riêng loại côn trùng gây hại này, nếu không hiểu rõ cách kiểm soát chúng thì hậu quả chúng gây ra cho cây sầu riêng là rất nặng nề.

Sản phẩm liên quan:

Thuốc trừ rầy nhảy (rầy phấn) hại sầu riêng an toàn, hiệu quả

Đặc điểm nhận dạng của rầy nhảy (rầy phấn) hại sầu riêng

Tên khoa học: Allocaridara maleyensis
Họ: Psyllidae
Bộ: Homoptera
 
Rầy nhảy (rầy phấn) thường gây hại mạnh vào giai đoạn sầu riêng ra đọt non, ảnh hưởng nặng nề đến bộ lá sầu riêng, bộ phận giúp cây quang hợp và chuyển hóa dinh dưỡng. Tỷ lệ cây bị hại có thể lên tới 75-90%.

Trong mùa nắng nóng, rầy nhảy phát triển mạnh.  

Giai đoạn trứng của rầy nhảy

Trứng rầy nhảy có màu vàng nhạt, kích thước cỡ 1mm, hình bầu dục, một lứa trứng có từ 12-14 trứng. Rầy trưởng thành thường đẻ trứng vào phần lá non còn khép chặt.

giai-doan-trung-cua-ray-nhay-hai-sau-rieng

Giai đoạn ấu trùng của rầy nhảy

Ấu trùng rầy nhảy có 2 chiếc râu và 6 chân. 

Lúc mới đầu, ấu trùng có màu vàng, di chuyển chậm. 

Lớn hơn một chút, chúng bắt đầu xuất hiện ít lông tơ màu trắng ở phần cuối bụng và bắt đầu có 1 lớp phủ như sáp màu trắng quanh mình. 

Sau đó, thân hình của chúng kéo ra các sợi sáp trắng dài ở phần cuối đuôi, nhìn như một chiếc cánh. Lúc này, khả năng di chuyển của chúng đã rất linh hoạt, nhất là khi có tác động vật lý.

Trong quá trình chích hút dịch của lá sầu riêng, ấu trùng rầy nhảy tiết ra một loại dịch ngọt, tạo điều kiện cho nấm đốm đen (bồ hóng) trên bề mặt lá sầu riêng phát triển, khiến khả năng quang hợp của cây bị ảnh hưởng.

giai-doan-au-trung-cua-ray-nhay-hai-sau-rieng

Giai đoạn trưởng thành (thành trùng) của rầy nhảy

Khi đến giai đoạn trưởng thành, rầy nhảy không còn cấu trúc như lớp sáp bao phủ bên ngoài nữa. Thân hình của chúng đã chuyển dần thành màu nâu nhạt, cánh trong suốt. 

Lúc này, chúng đã đạt đến kích thước 3-4 mm.

Bà con có thể tìm thấy chúng ở mặt sau của lá sầu riêng vào ban ngày và ở mặt trên của lá vào ban đêm do chúng khá nhạy cảm với ánh sáng.

Thời gian sống của rầy nhảy trưởng thành có thể lên đến 6 tháng. 

Chúng ở đó là tiếp tục sinh sản, lứa này tiếp nối lứa kia làm cho tất cả đọt non của sầu riêng đều không phát triển được.

ray-nhay-truong-thanh-hai-sau-rieng

Đặc điểm gây hại của rầy nhảy (rầy phấn) hại sầu riêng

Rầy nhảy thường tấn công cây sầu riêng trong giai đoạn cây đang tạo tán, đi đọt non. 

Mục tiêu của chúng là các lá non ở đầu ngọn, ngay cả khi lá chưa mở. 

Khi tỉ lệ ngọn mũi giáo (đọt non) trong vườn nhiều, chính là lúc bà con phải cảnh giác với sự phát triển của loài gây hại này.

Rầy trưởng thành đẻ trứng vào các lá non chưa mở.

Sau đó, ấu trùng rầy phát triển tại đó và sinh sống bằng các chích hút dịch của lá sầu riêng, tạo ra các vết thương hở li ti trên bề mặt lá. Đến khi lá mở ra thì bề mặt lá đã đầy dấu vết chích hút của rầy nhảy.

Rầy chích hút tạo thành những chấm nhỏ màu vàng.

hinh-anh-ray-nhay-hai-dot-sau-rieng

Tác hại của rầy nhảy (rầy phấn) hại sầu riêng

Ban đầu, vết chích hút của chúng chỉ gây ra các chấm nhỏ màu vàng trên mặt lá, nhưng dần dần, mép lá trở trên xoăn lại, khô dần rồi rụng đi. 

Nếu mật độ rầy nhảy quá nhiều, có khi cả bộ lá bị hư hại chỉ còn trơ lại những cành khô thẳng lên trời.

Mùa nắng là mùa gây hại mạnh của rầy nhảy.

Cây trồng bị rầy nhảy gây hại thường phát triển kém, lá nhỏ, cháy mép, rụng lá hàng loạt.

Các vết thương hở do rầy nhảy tạo ra là tiền đề cho nấm bệnh và vi khuẩn xâm nhập.

Khi cây đang ra hoa mà vườn bị rầy nhảy thì có thể khiến hoa bị rụng.

tac-hai-cua-ray-nhay-hai-sau-rieng

Biện pháp phòng ngừa rầy nhảy (rầy phấn) hại sầu riêng

– Trồng cây với mật độ hợp lý (8x8m hoặc 10x10m) để tạo độ thông thoáng cho vườn cây hạn chế nơi cư trú của rầy.

– Kiểm tra cây thường xuyên trong thời kỳ cây đi đọt non để phát hiện sớm sự tấn công của rầy.

– Sử dụng các loài thiên địch của rầy nhảy như: Nhện bắt mồi, bọ rùa, ong kí sinh.

– Dùng vòi nước phun mạnh trên đọt non để rửa rầy.

Thuốc trừ rầy nhảy (rầy phấn) hại sầu riêng an toàn, hiệu quả

Cây sầu riêng là một trong những loại cây ăn trái đang đem lại giá trị kinh tế rất cao cho nhà vườn và chủ yếu được tiêu thụ qua đường xuất khẩu. 

Nhưng qua thời gian, yêu cầu về chất lượng nông sản của các quốc gia nhập khẩu sầu riêng ngày càng cao và người tiêu dùng cũng đang chuyển hướng sang sử dụng các sản phẩm có chứng nhận hữu cơ hoặc sản xuất sạch, ít sử dụng các loại thuốc BVTV hóa học. 

Điều này đã đặt ra yêu cầu ngược lại cho nhà vườn trồng sầu riêng là phải tìm cách giảm bớt hoặc thay thế các loại thuốc trừ sâu hóa học phổ biến trên thị trường bằng các loại thuốc trừ sâu hữu cơ ít độc hại và ít để lại dư lượng hơn.

Trong năm 2022, công ty Ni Việt đã cho ra mắt thị trường chế phẩm trừ sâu sinh học hiệu quả có nguồn gốc từ một loại dầu hạt thiên nhiên đó là dầu hạt neem.

Chúng tôi nhận thấy các hoạt chất chiết xuất từ cây neem chính là món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho các quốc gia thuần nông nghiệp ở vùng nhiệt đới như Ấn Độ, Malaysia, Việt Nam…

Dầu neem ép lạnh được chiết xuất từ hạt của cây neem, một loại cây mọc chủ yếu ở các vùng nhiệt đới, chứa các thành phần trừ sâu cực mạnh, đặc biệt là hoạt chất azadirachtin. 

Hoạt chất này được sử dụng như một loại thuốc trừ sâu sinh học và được phép sử dụng trong các trang trại nông nghiệp hữu cơ của khối EU. 

Sử dụng dầu Neem không phải là một hiện tượng mới trong ngành nông nghiệp.

Trong các phương pháp canh tác truyền thống của Ấn Độ được thực hành hàng ngàn năm qua, và ngay cả trong các sản phẩm trừ sâu hữu cơ được thương mại ở Mỹ cũng có sự hiện diện của dầu neem. 

Chế phẩm trừ sâu sinh học NHŨ NEEM của công ty cổ phần Ni Việt chứa đến 40% hàm lượng dầu neem ép lạnh nguyên chất từ hạt neem. 

Sau khi trải qua quy trình nhũ hóa hoàn toàn, dầu neem được phân tán đồng đều thành các hạt dầu nhỏ, giúp các hoạt chất trừ sâu hữu hiệu trong chế phẩm dàn trải đều trên bề mặt lá.

thuoc-tru-ray-nhay-hai-sau-rieng

Khi rầy nhảy chích hút vào các phần lá được phủ Nhũ Neem, chúng sẽ không thể sinh trưởng bình thường và chết dần.

Chế phẩm trừ sâu sinh học NHŨ NEEM ảnh hưởng đến các loài gây hại ở nhiều giai đoạn sinh trưởng khác nhau của chúng và theo nhiều cách khác nhau, có thể kể đến như tác động xua đuổi, ức chế khả năng ăn uống, ức chế sinh trưởng và sinh sản, gián đoạn khả năng giao phối.

Đăc điểm vượt trội nhất của NHŨ NEEM là nó có hiệu quả kiểm soát hàng trăm loại sâu bệnh, côn trùng, chích hút, nên nó có thể thay thế cho việc sử dụng cùng lúc nhiều loại thuốc BVTV gồm thuốc sâu, thuốc rầy, thuốc nhện. Giúp bà con tiết kiệm chi phí, giảm thiểu độc hại.

Đặc biệt, khi sử dụng lặp lại định kỳ chế phẩm trừ sâu sinh học NHŨ NEEM, mật độ côn trùng, sâu bệnh hại sẽ giảm đáng kể.

Thời điểm phun trừ rầy nhảy (rầy phấn) hại sầu riêng

Thời điểm phun trừ rầy nhảy trên cây sầu riêng là khi cây xuất hiện lá mũi giáo đến lá cuối cùng trong cơi đọt chuyển lụa. 

Thời gian phun tốt nhất là vào sáng sớm hoặc chiều tối.

Cách phun thuốc trừ rầy nhảy (rầy phấn) hại sầu riêng

Bà con nên phun ướt đều cả cây, nhất là ở phần đọt non.

Tùy theo mật độ nhiều ít của rầy, bà con có thể phun ngừa rầy nhảy lặp lại sau 3-5 ngày hoặc 5-7 ngày.

Lưu ý: Nếu vườn đã có xuất hiện rầy tấn công đọt non, bà con nên kết hợp thuốc trừ rầy nhảy Nhũ Neem với bộ chế phẩm trừ nấm an toàn FUGI NANO để khống chế sự phát triển của nấm bệnh do hoạt động chích hút của rầy nhảy gây ra. 

phong-tru-ray-nhay-hai-sau-rieng

 

XEM THÊM:

>> BỘ CHẾ PHẨM FUGI NANO PHÒNG TRỊ NẤM BỆNH HẠI SẦU RIÊNG

>> CHẾ PHẨM TRỪ SÂU SINH HỌC NHŨ NEEM

>> BỘ PHÂN BÓN CAO CẤP XỬ LÝ RA HOA ĐỒNG LOẠT

>> PHÂN BÓN AMINO ACID LÀ GÌ?