-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Hotline
0906 618 680Hotline
0906 618 680Trụ sở văn phòng
52 Nguyễn Cừ P.Thảo Điền TP.Thủ ĐứcKhoai tây (tên khoa học là Solanum tuberosum), thuộc họ cà (Solanaceae). Khoai tây là loài cây nông nghiệp ngắn ngày, trồng lấy củ chứa tinh bột. Khoai tây là một loại lương thực chính trên toàn cầu nhưng nó phải đối mặt với nhiều mối đe dọa bệnh tật khác nhau có thể ảnh hưởng đáng kể đến sản lượng và chất lượng. Các loại bệnh phổ biến trên cây khoai tây phải kể đến là bệnh đốm vòng, héo rũ, lở cổ rễ, bệnh mốc sương, héo xanh vi khuẩn, bệnh ghẻ củ, bệnh do virus. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết sau.
Xem thêm: Tổng hợp bệnh hại khoai lang. Tác nhân, triệu chứng và đặc điểm gây hại
Tên bệnh: Thối khô ở khoai tây, héo rũ chết vàng
Tên khoa học: Fusarium spp.
Họ nấm: Nectriaceae
Tác nhân gây bệnh héo rũ chết vàng là nấm Fusarium oxysporum. Trước hết, nấm có thể xâm nhập vào cây và củ thông qua các tổn thương cơ học: thủng, rạch, gãy, sâu đục thân, giun kim và tuyến trùng. Do đó, cần tránh tối đa các tổn thương cơ học đối với củ khi trồng, xử lý bụi cây và thu hoạch.
Bệnh héo rũ chết vàng do nấm Fusarium gây ra thường diễn biến trong âm thầm khién nhà vườn không phải lúc nào cũng phát hiện kịp thời.
Các dấu hiệu của bệnh thối khô Fusarium ở giai đoạn đầu thường rất khó phát hiện, khiến việc phát hiện sớm trở nên khó khăn. Các triệu chứng ban đầu có thể bao gồm héo, vàng và cây chậm phát triển. Ngoài ra, khoai tây bị nhiễm bệnh thường có thể phát triển các vết loét tròn nhỏ trên bề mặt.
Một trong những triệu chứng đặc trưng của bệnh thối khô do nấm Fusarium là sự xuất hiện của sự đổi màu hồng hoặc đỏ trong mô mạch của khoai tây bị nhiễm bệnh. Màu sắc này là một đặc điểm chẩn đoán quan trọng, giúp phân biệt hạt khoai tây bị nhiễm nấm Fusarium với các bệnh khoai tây khác.
Bệnh gây hại ở tất cả các bộ phận (củ, mầm củ và cây) và các giai đoạn sinh trưởng của khoai tây từ khi cây con tới thu hoạch.
- Giai đoạn cây con: cây con bị bệnh thường khô héo. Nhiều cây con bị bệnh chưa thể hiện màu vàng trên cây đã bị héo chết nhanh chóng.
- Giai đoạn trưởng thành: lúc đầu cây có biểu hiện sinh trưởng kém, sau đó các lá biến vàng từ gốc lên, cuối cùng héo cả cây.
Bệnh xuất phát từ vị trí gốc thân, cổ rễ và củ. Vết bệnh có màu nâu hoặc xám nhạt bao quanh gốc, tóp lại, cắt ngang phần trên mô bệnh thấy bó mạch có màu nâu xám, thường trên vết bệnh có bao phủ lớp nấm trắng thưa.
Bộ lá bị héo vàng loang lổ từ phía gốc rồi cây từ từ gục dần. Bệnh nhẹ thường gây chết một vài thân khoai tây, bệnh nặng có thể gây chết cả khóm hoặc một vùng canh tác.
Củ khoai tây bị nhiễm nấm thường có phần vỏ lành lặn nhưng phần thịt lại xuất hiện nhiều vòng vân vàng hoặc nâu bao quanh và ăn sâu vào trong củ, thường được gọi với cái tên là bệnh thối khô củ.
Bệnh héo rũ chết vàng hại khoai tây nên được nhà vườn quan tâm để áp dụng các biện pháp quản lý và phun phòng bệnh định kỳ.
- Sử dụng giống sạch bệnh.
- Không trồng liên tục nhiều vụ khoai tây trên một diện tích.
- Chủ động hệ thống tưới tiêu, không để đất quá ẩm.
- Không trồng quá dày để hạn chế nấm bệnh.
- Không để pH trong đất xuống quá thấp.
- Sử dụng phân hữu cơ bánh dầu hạt cao su vi sinh bón lót cho cây. Bón phân cân đối, tăng lượng phân kali và magiê, giảm đạm.
- Quá trình chăm sóc, vun xới tránh tạo vết thương cho cây. Khi phát hiện cây bệnh, phải nhổ bỏ ngay và đem đi nơi khác tiêu hủy.
Ngoài ra các biện pháp quản lý dịch hại trên, nhà vườn nên chủ động phòng bệnh định kỳ một cách an toàn mà không làm suy cây bằng bộ chế phẩm trừ nấm an toàn FUGI NANO.
Bộ chế phẩm trừ nấm an toàn FUGI NANO ứng dụng công nghệ nano để tạo ra các hạt đồng và hạt lưu huỳnh cực nhỏ có thể thẩm thấu qua màng tế bào và khống chế sự phát triển của nấm bệnh bằng cơ chế bất hoạt enzyme.
Việc áp dụng phòng bệnh định kỳ với bộ chế phẩm trừ nấm an toàn FUGI NANO không làm cho cây bị suy hay chậm phát triển mà ngược lại, chúng giúp cây phát triển tốt hơn nhờ cung cấp một lượng đồng và lưu huỳnh vừa đủ.
Tác nhân gây bệnh: nấm Alternaria solani
Bệnh đốm vòng là một căn bệnh đặc hữu – nó tồn tại ở hầu hết mọi cánh đồng khoai tây và có thể dẫn đến mất năng suất nếu không được điều trị.
Đầu tiên, mô lá bị nhiễm bệnh làm giảm khả năng quang hợp của cây trồng, từ đó làm giảm năng suất, vì nó ảnh hưởng đến sự phát triển của củ khoai tây.
Bệnh lây lan qua bào tử trong không khí và từ các vết thương trên lá (đặc biệt là do sâu đục lá Liriomyza huidobrensis gây tổn thương trên lá) , thường bắt đầu vào khoảng thời gian ra hoa hoặc trong điều kiện ẩm ướt – do thời tiết hoặc sương.
Tuy nhiên, bệnh thường tiến triển trong điều kiện ấm áp, khô ráo.
Nhiễm trùng ban đầu xảy ra trên các lá già, với các đốm nâu sẫm đồng tâm phát triển chủ yếu ở giữa lá.
Bệnh tiến triển trong thời kỳ khoai tây sinh trưởng, và các lá bị nhiễm bệnh chuyển sang màu vàng và khô héo hoặc rụng khỏi thân.
Trên thân xuất hiện các đốm dài.
Khi bệnh ảnh hưởng đến củ, phần củ khoai bên dưới chuyển sang khô, dai và có màu nâu.
Những đốm bệnh có viền màu vàng là những nơi nấm vẫn còn sống và đang tiếp tục lây lan.
Tại vùng canh tác nhiều khoai tây là Đà Lạt, bệnh đóm vòng thường gây hại mạnh vào tháng 4 đến tháng 10.
Bệnh đốm vòng nếu không được phát hiện và điều trị thì hậu quả sẽ rất lớn. Củ khoai tây sẽ không nhận được đủ dinh dưỡng để phát triển, nếu có cũng không thể xuất bán vì củ sẽ bị khô và thịt chuyển sang màu nâu.
Bệnh phát mạnh sẽ khiến toàn bộ bộ lá bị héo.
Phương pháp phổ biến để kiểm soát bệnh đốm vòng là thuốc diệt nấm. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc diệt nấm đi kèm với chi phí cao, ô nhiễm môi trường và làm tăng nguy cơ kháng thuốc.
Cũng giống như đối với bệnh héo rũ chết vàng, nhà vườn trồng khoai tây nên chủ động phòng bệnh định kỳ một cách an toàn mà không làm suy cây bằng bộ chế phẩm trừ nấm an toàn FUGI NANO.
Bộ chế phẩm trừ nấm an toàn FUGI NANO ứng dụng công nghệ nano để tạo ra các hạt đồng và hạt lưu huỳnh cực nhỏ có thể thẩm thấu qua màng tế bào và khống chế sự phát triển của nấm bệnh bằng cơ chế bất hoạt enzyme.
Việc áp dụng phòng bệnh định kỳ với bộ chế phẩm trừ nấm an toàn FUGI NANO không làm cho cây bị suy hay chậm phát triển mà ngược lại, chúng giúp cây phát triển tốt hơn nhờ cung cấp một lượng đồng và lưu huỳnh vừa đủ.
Tác nhân gây bệnh: vi khuẩn Pseudomonas solanacearum (hay còn gọi là Ralstonia solanacearum).
Vi khuẩn héo xanh hại khoai tây chủ yếu cư trú ở rễ và xâm nhập vào hệ thống rễ tại các điểm bị thương.
Bệnh phát triển thuận lợi ở nhiệt độ từ 25 °C đến 37 °C.
Héo vi khuẩn là một vấn đề nghiêm trọng ở nhiều nước đang phát triển ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới.
Biểu hiện dễ thấy nhất là phần ngọn của khoai tây có biểu hiện héo rũ xuống, cuộn vào trong, trong khi bộ lá còn xanh.
Cuối cùng, lá chuyển sang màu nâu và rụng, bắt đầu từ gốc thân cây và tiếp tục rụng lên trên.
Khi cắt ngang củ, các túi mủ màu trắng đến nâu hoặc mô mạch chuyển sang màu nâu, nếu để nguyên, có thể chảy ra các giọt vi khuẩn màu trắng đục.
Mặt cắt ngang của củ khoai tây thể hiện rõ một vòng mạch màu nâu chứa dịch vi khuẩn.
Bệnh có thể gây mất mùa hoàn toàn và nhà vườn không thể sử dụng đất để tiếp tục trồng khoai tây trong nhiều năm liền.
Một số biện pháp quản lý bệnh héo xanh vi khuẩn được đề ra như sau:
- Luân canh khoai tây với cây trồng không phải họ cà trong thời gian hơn 5 năm.
- Sử dụng hạt giống đã được chứng nhận từ các nguồn đáng tin cậy.
- Trồng ở những khu vực chưa từng xảy ra bệnh héo do vi khuẩn.
- Kiểm soát các loài cỏ dại ký chủ (như cây họ cà và táo gai) dọc theo các kênh và trong các bãi chăn thả sau khi thu hoạch khoai tây.
- Tránh cày sâu
- Không để nước tưới chảy tự do trên hoặc dưới bề mặt đất hoặc chảy ngược trở lại đập hoặc suối nơi nước được bơm vào (hoặc bất kỳ nguồn tưới nào khác).
- Kiểm tra cây trồng thường xuyên để phát hiện các triệu chứng bệnh và loại bỏ và tiêu hủy các cây, củ và cây lân cận bị bệnh.
- Sử dụng phân hữu cơ bánh dầu hạt cao su vi sinh bón lót cho cây. Bón phân cân đối, tăng lượng phân kali và magiê, giảm đạm.
Ngoài ra, việc áp dụng một chế độ phòng trừ nấm bệnh định kỳ là biện pháp hữu hiệu giúp phòng ngừa bệnh héo xanh vi khuẩn cũng như các loại bệnh khác.
Bộ đôi trừ nấm an toàn FUGI NANO là sự lựa chọn hoàn hảo cho vườn khoai tây nhờ khả năng kiểm soát không chỉ nấm bệnh mà cả vi khuẩn héo xanh.
Bộ chế phẩm trừ nấm an toàn FUGI NANO ứng dụng công nghệ nano để tạo ra các hạt đồng và hạt lưu huỳnh cực nhỏ có thể thẩm thấu qua màng tế bào và khống chế sự phát triển của nấm bệnh, vi khuẩn.
Việc áp dụng phòng bệnh định kỳ với bộ chế phẩm trừ nấm an toàn FUGI NANO không làm cho cây bị suy hay chậm phát triển mà ngược lại, chúng giúp cây phát triển tốt hơn nhờ cung cấp một lượng đồng và lưu huỳnh vừa đủ.
Tác nhân gây bệnh: Do nấm Phytophthora infestans gây ra.
Bệnh mốc sương phát sinh trong điều kiện trời ít hoặc không có nắng, có sương mù hoặc mưa phùn, độ ẩm cao. Bệnh mốc sương là bệnh phổ biến và thường gây thiệt hại lớn tại các vùng trồng khoai tây.
Thời kỳ hình thành củ là thời kỳ cần lưu ý kiểm soát bệnh mốc sương nhất.
Bệnh phát triển từ lá xuống thân rồi lan sang củ.
Bệnh mốc sương còn gọi là bệnh héo muộn, bệnh có thể làm rụi bộ lá và làm thối hết củ khiến vườn khoai tây bị mất năng suất.
Vết bệnh mốc sương bắt đầu từ chóp lá hoặc mép lá và tiến dần vào trong, tạo thành các đốm nâu. Khi trời ẩm ướt, vết bệnh thường nhũn, phía mặt dưới lá có lớp mốc trắng như sương muối. Khi trời nắng, vết bệnh trở nên khô lại.
Vết bệnh có thể xâm nhiễm hết phiến lá và cả cuống lá. Bệnh nặng khiến cả bộ lá héo đen.
Vết bệnh không đều, có màu nâu, thâm đen, hơi lõm, ngày càng lan rộng ra xung quanh và kéo dài dọc theo thân, cành, cuống lá. Thân cành bị bệnh tóp nhỏ lại, thối mềm và dễ gãy.
Bệnh mốc sương khiến củ khoai tây bị thối, phần thịt thối có màu nâu đến nâu xám. Nhìn từ bên ngoài, vết bệnh hơi lõm sâu vào.
Cắt ngang chỗ bị bệnh thấy vỏ củ có màu nâu ăn sâu vào tới ruột củ theo những vệt nâu rõ.
Dần dần, vết bệnh hình thành lớp nấm màu trắng.
Sự thay đổi về hình dạng của vết bệnh thường là kết quả của sự khác biệt về độ ẩm.
- Trước khi trồng, vườn không được vệ sinh tàn dư cây vụ trước.
- Vườn được trồng khoai tây và các cây cùng họ như cà chua liên tục, thiếu luân canh, hoặc trồng gần vườn được trồng khoai tây, cà chua, hay một số cây trồng cạn khác như dưa, ớt… vụ trước.
- Gieo trồng bằng giống nhiễm, trồng với mật độ dày, bón phân không cân đối và bị dư đạm, thiếu vi lượng, nên vườn cây rậm rạp.
- Quản lý nước không tốt, làm vườn thường xuyên ẩm thấp.
- Vụ đông xuân, thường có nhiệt độ mát hoặc hơi lạnh, ẩm độ không khí cao, ít nắng, mưa phùn, đêm sương mù nhiều… là điều kiện tối ưu cho bệnh phát triển.
Bệnh mốc sương là một bệnh hại quan trọng trên khoai tây vì bệnh làm hư hại bộ lá rất nặng, khiến cây khoai tây không thể quang hợp tốt, cây còi cọc.
Đồng thời bệnh làm ảnh hưởng đến củ, làm hư hại củ nghiêm trọng khiến vườn khoai tây mất năng suất.
Nấm Phytophthora là loại nấm gây hại trên rất nhiều các loại cây trồng.
Thuốc trừ nấm nano đồng FUGI NANO-Cu của công ty cổ phần Ni Việt có khả năng khống chế rất tốt loại nấm gây bệnh mốc sương này. Các hạt đồng có kích thước cực nhỏ chỉ vài nanomét có khả năng thâm nhập sâu vào mô thực vật và khiến nấm bệnh không thể tiếp tục sinh sôi. Đặc biệt với khả năng siêu lưu dẫn, nano đồng FUGI NANO-Cu được đánh giá là loại thuốc trừ nấm vừa đạt khả năng phòng và trị nấm bệnh cao hơn các loại thuốc gốc đồng thông thường, đồng thời cung cấp một lượng vừa đủ vi lượng đồng giúp cây phát triển tốt, tránh dư lượng trong đất và nông sản.
Bộ chế phẩm trừ nấm an toàn FUGI NANO ứng dụng công nghệ nano để tạo ra các hạt đồng và hạt lưu huỳnh cực nhỏ có thể thẩm thấu qua màng tế bào và khống chế sự phát triển của nấm bệnh, vi khuẩn
Bà con có thể áp dụng phòng bệnh định kỳ với bộ chế phẩm trừ nấm an toàn FUGI NANO giúp cây khoai tây phòng được rất nhiều loại nấm bệnh, giúp bà con yên tâm canh tác trên các diện tích lớn.
Tác nhân gây bệnh: Do Xạ khuẩn Streptomyces scabiei (Thaxter) Lambert và Loria (syn. S. scabies)
Lâm Đồng là khu vực trồng khoai tây quanh năm và có diện tích khá lớn. Tuy vậy, hầu hết diện tích trồng khoai tây tại đây nhiễm bệnh ghẻ thường. Bệnh đặc biệt nghiêm trọng trong mùa khô (vụ trồng chính ở Lâm Đồng) khi lượng nước tưới không đảm bảo.
Bênh gây hại nghiêm trọng ở những vùng có khí lạnh và ẩm.
Bệnh ghẻ ở khoai tây gây ra các vết hoặc vết rỗ trên củ khoai tây có thể nhìn thấy được..
Đầu tiên vết ghẻ bắt đầu là những đốm nâu nhỏ, nhô cao có rìa.
Chúng hợp nhất và trở thành một vết ghẻ lớn hơn khi củ trưởng thành. Khi bệnh tiến triển, các vết ghẻ này bị hoại tử và quá trình phát tán bào tử bắt đầu kéo dài thêm chu kỳ.
Bệnh gây hại ở tất cả các bộ phận cây trong suốt thời thời kỳ sinh trưởng và sau thu hoạch.
Bệnh ghẻ gây hại khoai tây gây ra các vết bệnh màu nâu sẫm trên bề mặt củ, làm giảm giá trị và khả năng thương mại.
XEM THÊM:
>> CHẾ PHẨM TRỪ SÂU SINH HỌC NHŨ NEEM
>> BỘ TRỪ NÂM AN TOÀN FUGI NANO PHÒNG TRỊ NẤM BỆNH DÙNG TRONG NÔNG NGHIỆP SẠCH
>> BỘ PHÂN BÓN CAO CẤP XỬ LÝ RA HOA ĐỒNG LOẠT
>> PHÂN BÓN AMINO ACID LÀ GÌ? TÁC DỤNG CỦA AMINO ACID ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG
Miễn phí giao hàng toàn quốc
Tiếp tục mua hàng