-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Hotline
0906 618 680Hotline
0906 618 680Trụ sở văn phòng
52 Nguyễn Cừ P.Thảo Điền TP.Thủ ĐứcTrên toàn bộ khu vực trồng cacao, cây cacao đều bị nhiều loại nấm ký sinh phá hại. Nấm ký sinh quan trọng nhất có mặt gần như hầu khắp trên thế giới phá hại nghiêm trọng không còn nghi ngờ gì nữa là Phytophtora palmivora Butl, tác nhân của bệnh thối quả và gây nhiều thiệt hại cho lá và cành. Những ký sinh khác làm thối quả quan trọng nhất là Moniliaroreri hoành hành chủ yếu ở Columbia và Ecuador. Trong những bệnh nặng khác của cây cacao, cần nêu lên bệnh “chồi xẻ” mà thủ phạm là Marasmius perniciosus, và bệnh “chết đứng” thủ phạm là Ceratocystis fimbriata ở các nước Tây bán cầu. Những chỗ ở các trụ hoa, những vết thối loét ở rễ, (tracheomycose) hay (opoplexia) của cây cacao, hậu quả của nốt châm của Miride đánh được nêu lên một cách đặc biệt trong bản thống kê những tai họa lớn của cây cacao.
Trong tất cả các bệnh của cây cacao thì bệnh này là bệnh cổ và quan trọng nhất. Dù mức độ thiệt hại do nó gây ra thay đổi từ nước này sang nước khác, Phytophthora Palmivora đều hoành hành trong tất cả các nước có trồng cây cacao. Trên toàn thế giới, nó đã làm hao hụt rất nhiều sản lượng, có nơi hao hụt lên đến 80%.
Phytophthora Palmivora gây bệnh cho quả ở tất cả các lứa tuổi làm cho chúng bị thối. Nó còn làm hại đến cả lá cành và thân cây.
Ở Brazil, người ta ước chừng 20 đến 25% sản lượng bị phá hại, còn ở Costa Rica thì thiệt hại có thể lên đến 50%, ở Mexico còn cao hơn. Tuy ít nghiêm trọng hơn, bệnh vẫn có ở Trinidat, Venezuela, Surinam, Dominic...Ở châu Phi, số thiệt hại coi như là quan trọng ở Nigieria và ở Cameron, ở đây có vườn gần như mất trắng vụ mùa. Ở Cotdivoa và Gana, thiệt hại ít hơn nhưng không phải là không đáng kể.
Bệnh bắt đầu trên quả bằng một vết màu nâu lan rất nhanh và từ từ bao kín mặt quả. Tiết trời ấm, ty thể màu tươi trắng phủ kín các vết. Bệnh tiến triển vào trong mô của quả chậm hơn nhiều và nếu quả có bệnh gần chín, người ta có thể thu hoạch trước khi hạt bị thương tổn. Nhưng bệnh phát ra trên một quả non nhiều hơn và tiến vào trong đến tận hạt làm cho chất nhựa bao quanh khô đi và có màu nâu thì hạt không dùng được nữa.
Khảo sát phớt khuẩn ty thể bao quanh quả mắc bệnh người ta phát hiệu nhiều đính bào tử tức là những cơ quan sinh sản vô tính của nấm: đính bào tử sẽ giải phóng những động bào tử có lông mỗi khi nước, gió hay côn trùng đưa theo sẽ làm lây bệnh cho các quả mới. Động bào tử cần có nước để nở. Cho nên nhiễm bệnh thường bắt đầu từ chõm quả, nơi dễ bị đọng nước, trong đó động bào tử có lông có thể di động được, chui vào các khí khổng hoặc qua biểu bì để gây bệnh cho quả. Động bào tử cũng có thể nở trong nước được giữ trên quả chỗ mọc cuống quả hoặc giữa hai quả sát nhau. Khi có những điều kiện thuận lợi giữa mùa mưa, động bào tử còn có thể nở trên khắp quả.
Bệnh còn có thể duy trì được từ mùa này sang mùa khác bằng những bào tử vô tính, tạo thành trong các mô bệnh và sẽ được giải phóng khi mô thối nát. Mặc dù các nơi bảo tồn ký sinh rất khác nhau (quả khô còn mắc vào cây từ mùa này đến mùa khác, nách cuống hoa, xơ cây, đất mặt ở trại), có thể sự nhiễm bệnh đầu tiên bắt nguồn từ đất tiến lên những quả thấp nhất của cây. Sau đất bệnh lan nhanh chóng lên phía trên, đính bào tử sinh ra trên quả mắc bệnh lúc bấy giờ là nguồn chính của sự nhiễm bệnh.
Cường độ và tốc độ lan truyền của bệnh trong một vườn tùy thuộc được quyết định bởi sự hình thành đính bào tử và sự nảy nở của bào tử. Yếu tố quan trọng nhất tất nhiên là nước: động bào tử chỉ nở khi có nước. Như vậy chỉ có trong mùa mưa bệnh mới lan tràn. Nhưng cũng còn những yếu tố khác tác động trong đó nhiệt độ có vai trò quan trọng, động bào tử sinh ra nhiều nhất ở nhiệt độ tương đối thấp (18-20 độ). Mật độ quả trên cây cũng có ảnh hưởng rõ rệt đến sự nhiễm bệnh, tỷ lệ quả mắc bệnh càng cao ở cây có quá nhiều quả.
Phương pháp phòng trừ bệnh thối nâu
Đầu tiên chủ yếu hạn chế hết mức những nguồn sinh bệnh, người ta phải:
- Dọn sạch vườn sau mỗi vụ thu hoạch
- Nhặt cho hết trước mùa mưa toàn bộ quả non và quả khô còn đeo ở cây từ vụ thu hoạch trước.
- Hái và dọn thường xuyên (8 ngày/lần trong mùa mưa) tất cả quả non và quả già mang vết đốm có biểu hiện bước đầu bị bệnh.
- Chỉ có chăm sóc như vậy cũng đủ giảm được rất nhiều nguy hại của bệnh. Tuy vậy, ta vẫn cần thường xuyên bổ sung việc phòng trừ bằng hóa học như ở Cameron, Nigieria, Costa Rica. Ngay việc sử dụng thuốc hóa học cũng chỉ có tính chất phòng bệnh, cho nên muốn có hiệu quả cần phải thực hiện những biện pháp nhằm hạn chế các nguồn sinh bệnh và lặp lại nhiều lần, vì bảo vệ lâu dài được quả là một việc khó, do quả lớn rất nhanh trong suốt mùa mưa, trung bình nên xử lý bằng thuốc mười ngày một lần.
Đối với chủng nấm Phytophthora sp gây bệnh thối nâu trên cây cacao thì hoạt chất trừ nấm hữu hiệu và an toàn nhất là hoạt chất nano đồng nguyên chất có trong chế phẩm FUGI NANO-Cu độc quyền của công ty cổ phần Ni Việt nghiên cứu và sản xuất.
Thuốc trừ nấm FUGI NANO-Cu chứa các hạt đồng ở kích thước cực nhỏ (5-7 nano mét) có khả năng xâm nhập sâu vào phần thân cây sầu riêng bị bệnh nứt thân xì mủ, từ đó tiêu diệt nấm bệnh và khống chế sự phát triển của chúng một cách rõ rệt.
Hiệu quả ngăn ngừa sự phát triển của nấm Phytophthora sp của nano đồng nguyên chất FUGI NANO-Cu đã được kiểm nghiệm trong phòng thí nghiệm.
Nghiên cứu về sức chịu đựng của cây ca cao đối với bệnh thối nâu.
Tuy phương pháp hóa học có hiệu quả rõ rệt, những nếu đâu đâu cũng phải thực hiện thì chi phí của nhà vườn phải gánh là quá nặng. Cho nên, hiện nay trên TG nhiều công trình khảo cứu đã được dành cho việc nghiên cứu sức chịu đựng của quả cacao đối với sự phá hoại của Phytophthora và chọn lọc những giống hoặc dòng khỏe. Những công trình ấy đã cho thấy rằng mức độ mẫn cảm có khác nhau giữa các cây cacao.
Một số dòng thuộc loại Catongo phân lập ở Brazil có những tính chịu đựng đối với những gốc Phytophthora Brazil.
Quả không phải là những cơ quan độc nhất của cây bị Phytophthora phá hoại. Thực tế, những tổn hại khác còn xuất hiện trên lá làm lá rụng mất một phần, trên nhánh và trên cành gây ra bệnh hoại thư, trên nách hoa và cuống quả, trên rễ. Mỗi khi lá bị bệnh nặng, tốt nhất là phải xử lý bằng thuốc gốc đồng.
Bệnh này thấy lần đầu tiên ở Ecuador năm 1916. Nó lan rất nhanh trong cả nước, gây ra nhiều thiệt hại lớn, và đến bây giờ thì thấy có ở Colombia, Peru và một số vùng ở Venezuela. Nấm phá quả non, những quả này sinh trưởng bình thường. Phía trong quả, hạt thối ra và biến thành một khối màu nâu ít nhiều đầy nước. Tất cả số hạt của quả có thể hoàn toàn bị phá hủy mặc dù ngoài quả không hề có triệu chứng bệnh. Quả coi như là hoàn toàn nguyên vẹn, còn với Minilia trong quả chỉ còn có một khối màu nâu hoàn toàn thối rữa. Những quả mắc bệnh khô ngay ở trên cây và bao đầy mầm nấm, nếu đụng vào là bụi bào tử sẽ tung ra.
Nốt châm của côn trùng nhất là của rệp Mecistorhinustripterus F. dễ làm cho quả nhiễm bệnh. Cho nên cần kết hợp thuốc trừ sâu với thuốc trị nấm.
Những thuốc đồng và kẽm cho kết quả tốt trong việc phòng trị bệnh. Phải xử lý sớm khi mùa hoa mới bắt đầu và tiếp tục hai ba tuần một lần trong cả thời gian thành quả. Tất nhiên, những quả bị bệnh thường xuyên phải loại bỏ hết ra ngoài vườn cùng với tất cả các xơ rác của quả từ vụ thu hoạch trước còn tồn lại.
Bệnh này gốc từ vùng Amazoni lan ra tất cả các nước sản xuất cacao ở Nam Mỹ và một số đảo Caribê (Trinidat, Tobago, Grenat).Bệnh “chổi” là một trong những bệnh nặng nhất trong các bệnh gây hại cho cây cacao. Quả và nách hoa bị bệnh có thể làm cho thu hoạch mất trên 50%; nếu bệnh phá mô sinh trưởng. Tuy cây không chết, nhưng lá sẽ rụng nhiều làm giảm nhiều hơn nữa sản lượng của cây.
Nấm xâm nhập vào tất cả các mô phân sinh đang phát triển: chồi non, mầm hoa, quả non. Những chồi non bị bệnh có một cái dáng đặc trưng như sau: đường kính lớn hơn mô không bệnh, nhánh ngang phát triển mạnh, từ đấy người ta đặt cho cái tên bệnh “chổi”. Những cái chổi này sẽ chết sau từ 4 đến 6 tuần lễ.
Mặc dù chúng có thể rụng dễ dàng khi đã khô hẳn, song chúng vẫn tồn tại khá lâu trên cây. Nách cuống hoa bị bệnh có thể làm nẩy ra ngay ở đấy những cái chổi nhỏ trong đó, một số cành có thể có hoa. Còn quả con bị bệnh thì cứ bé mãi, hình dáng khẳng khiu, khô đi, và thối luôn trên cây không bao giờ chín được.
Khi chổi chết hoặc quả bị bệnh phá hỏng còn mắc trên cây, những con nấm nhỏ màu hồng xuất hiện sau mấy tháng trên mặt các mô đã bị ký sinh giết chết. Lúc bấy giờ hàng triệu bào tử được giải phóng và bệnh sẽ được phân tán khắp nơi. Trong thực tiễn, thông thường nhất là cắt và phá hủy tất cả những chổi xuất hiện trên cây.
Những phương pháp chống trừ hiệu quả nhất vẫn là phải chọn lọc giống.
Ở Ecuador bệnh này phối hợp với những vết thương đã có trên cây cacao. Đây là bệnh mà người ta biết tới từ xa xưa nhất. Tuy nhiên, những năm gần đây, bệnh này không có tính chất nghiêm trọng nữa. Từ năm 1950 bệnh này lan sang Venezuela, Colombia, Costa Rica, Mexico và từ năm 1958 sang đến Trinidat. Những thiệt hại của bệnh này càng trầm trọng khi nó được phối hợp với những phá hại của côn trùng thuộc loại bọ hung găm đục gỗ và làm lây lan bệnh.
Sự nhiễm bệnh do Ceratocystis gây nên thường gắn liền với những vết thương của cây; thân hoặc những cành chính sẽ bị bệnh hoại thư. Tùy theo chỗ phát bệnh, cả cành hoặc cả cây sẽ chết rất nhanh. Lá chết vẫn dính ở trên cành rất lâu. Trường hợp bệnh nặng, biểu hiện của nó cũng rất ác liệt.
Ngoài việc tránh gây thương tích cho cây cacao trong các động tác chăm sóc vườn, đốt hủy cây cành có bệnh, sát trùng những dụng cụ đốn sửa cây cành và cắt bỏ cành tược, cũng còn có thể với mức cần thiết xử lý hóa học để diệt trừ bệnh.
U đệm hoa được mô tả ở Colombia năm 1940 nhưng bệnh ấy chỉ được các nhà chuyên môn lưu ý từ năm 1951 khi nó phát triển đến mức đáng lo ở Nicaragoa và Costa Rica. Thực tế thì nó tồn tại ở tất cả các nước châu Mỹ La tinh, và được mô tả ở Gana từ năm 1960.
Nhiều loại u đã được mô tả trong đó hai loại quan trọng nhất là:
1/ U có chấm xanh: trên đệm xuất hiện những chấm xanh giống như cái chồi, số lượng tăng rất nhanh. U có thể phát triển trong mấy tuần lễ được vài phân về đường kính cũng như về chiều dài. U non có màu xanh bóng, còn u già thì có màu nâu thẫm trên đó nổi lên những chấm xanh. Rất ít khi u có hoa.
2/ U hoa: có đặc điểm mang rất nhiều hoa dáng bình thường mọc ở quanh rìa u. Một u có thể mang tới hàng trăm hoa trong 1 mùa, nhưng tất cả đều chết và rụng. Một số dòng mẫn cảm đặc biệt với loại u này và những cây có u như thế nhanh chóng trở thành bất thụ.
U có chấm xanh là loại phổ biến nhất ở châu Mỹ và giống hệt như loại mô tả ở Ghana. Ngày nay người ta đã biết rằng nhân tác gây ra loại u này là giống nấm Fusarium Decemcellulare một hình thái không thành thục của nấm Calonec tria rigidiuscula. Một giống Fusarium khác, Fusarium roseum, đã được phân lập từ những u nhận từ Nicaragoa.
Cách thức tác động của ký sinh đã gây ra sự hình thành u còn chưa rõ. Người ta giả thiết rằng, nấm Fusarium có thể chuyển đến đấy, một siêu vi trùng hoặc một vi khuẩn, nhưng có lẽ đúng hơn là nó đã tiết ra một chất có thể tác động vào sự chuyển hóa các hoocmon sinh trưởng của cây ký chủ.
Muốn chống lại bệnh này chỉ có một phương pháp chọn giống có sức chịu đựng.
Có nhiều giống nấm gây bệnh thối gốc phá hại rễ cây cacao. Trong những giống nấm ấy, chúng ra sẽ thấy Armillaria mellea Quel rất phổ biến ở châu Phi, làm nứt cổ rễ cây cacao. Sự phá hại của bệnh thường bắt đầu trên những rễ ngang sau đó bệnh lan vào cổ rễ và tiến vào rễ trụ và vào thân. Khuẩn ty thể của nấm lách vào giữa gỗ và vỏ và chui vào gỗ để tạo ra những tấm khuẩn ty dày dần ra và có thể làm nứt cổ rễ. Các mô bị bệnh có màu vàng và mềm những ra. Lá vàng đi và không bao lâu cây vỡ nát ở ngang mặt đất và đổ xuống.
Leptoporus lignosus Heim và Pat rất phổ biến ở châu Phi cũng làm cho lá héo đột ngột nhưng không có dấu vết nứt nẻ ở đoạn cổ rễ. Khi cây cacao không có trụ phát triển chắc chắn đảm bảo thế vững chắc cho nó, và khi những rễ ngang đều chết vì bệnh thì cây sẽ mất một chỗ dựa tự nhiên, làm cho nó phải nằm nghiêng về một phía và kéo lên phía đối diện một hoặc nhiều rễ còn khỏe giúp cho nó tạm sống một thời gian ngắn nữa. Như vậy những triệu chứng đầu tiên của sự phá hoại của nấm Leptoporus lignosus là sự có mặt của những cây nằm nghiêng. Cắt ngang những mô có bệnh sẽ thấy những đám màu nâu đặc biệt.
Formes Noxius Corner là tác nhân của bệnh rễ nặng nhất ở Papuasic và Tân Ghinê. Một khối khuẩn ty thể màu nâu ghìm chặt đất vào rễ. Trong gỗ của rễ có những đường màu nâu li ti do khuẩn ty thể cấu thành chạy qua. Có khi một cái vỏ khuẩn ty thể còn che kín cả đoạn dưới của thân cây. Cây sẽ chết sáu tháng sau khi xuất hiện các triệu chứng ấy.
Roselli niapepo là tác nhân của bệnh mang tên là bệnh thối đen cổ rễ. Bệnh này hoành hành ở Anti và còn được báo cáo ở Colombia và Tân Ghine. Những dòng nấm Rosellinia khác như R.Banodes cũng là những loại nấm gây bệnh thối và có thể gây hại cây cacao.
Phương pháp phòng trừ nấm bệnh thối
Phòng trừ nấm gây bệnh thối rất khó vì bệnh tiến triển ở dưới đất, khuẩn ty thể làm lây lan bệnh theo dọc rễ cây và rễ có bệnh tiếp giáp với rễ khỏe. Một cây mắc bệnh coi như là mất đứt, nhưng vì khuẩn ty thể cần phải có một chỗ dựa dể phát triển, về lý thuyết thì có thể làm cho những cây lân cận tránh được sự nhiễm bệnh bằng cách đào ra phía ngoài cách ổ bệnh 8-15cm. Ở các nước có bệnh thối đe dọa thì nhất thiết phải cảnh giác lúc chọn đất trồng cây và phát hiện cho hết những cây mắc bệnh ngay trong những năm đầu lúc mà bộ rễ ngang chưa phát triển còn dễ đào được hết.
Bệnh này coi như là giai đoạn cuối cùng của bệnh khô nhánh tiếp phát dưới sự cắn phá của sâu Miride.
Ở ngay những lỗ châm của sâu Miride trên các chồi non cây cacao, nhiều loại vi sinh vật, tức ký sinh phụ, có thể trú ngụ. Trong các vi sinh vật ấy, nguy hại nhất là Fusarium decemcellulare, một hình thái đính bào tử của Calonectriarigidiuscula sacc. Chui vào các mô dẫn của nhánh làm nhánh khô, và tiếp tục phát triển trên các cành, tiến theo các bó libe-gỗ. Ký sinh có thể tiến đến thân cây làm cho cả bộ lá khô đi và cây chết nhanh chóng.
Nếu đúng là những phá hại của nấm calonectria rigidiuscula kế tiếp những nốt châm của sâu Miride thường là nguyên nhân của các triệu chứng thuộc bệnh ‘die back’, thì có thể còn có tác động của nhiều nhân tố khác nữa. Bọ psylle hay bọ trĩ có khi là thủ phạm. Người ta còn tìm thấy nhiều loại nấm hại khác ngoài colonectria rigidiuscila như colletotrichum gloeosporioides Pents và Botriodiplodia theobromae pat.
Tầm quan trọng của thiệt hại do Tracheomycose gây ra thường gắn liền với bóng mát quá sơ sài của trái cacao và trạng thái sinh trưởng cây cacao quá kém. Tái lập các điều kiện thích hợp cho sự phát triển của cây và xử lý thuốc trừ sâu hợp lý là phương pháp duy nhất có hiệu quả để chống lại bệnh này.
Cần nói thêm, ở Uganda còn có 1 bệnh gọi là bệnh cây cacao chết bất thần, chứng bệnh giống như chứng bệnh của bệnh Tracheomycose do Calonectria rigidiuscula gây ra, thủ phạm là 1 ký sinh khác, tức là Verticillium Dahliae.
Cây cacao còn bị nhiều nấm ký sinh khác gây bệnh, đến nay những bệnh này không còn nguy hại lắm. Ta có thể nêu các bệnh:
- Bệnh thối bột quả do nấm Trachysphaera Fructigena Tab. Và Bunt, gây ra. Biểu hiện của bệnh là những quả có bệnh có một cái vỏ tựa như bột màu trắng hồng bao kín.
- Bệnh quả thối đen do Botraodiplodia theo bromar Pat, gây nên. Đặc điểm của bệnh là những chấm đen như bồ hóng dần phủ kín toàn bộ quả. Đúng ra đây là một loại ký sinh lợi dụng thể trạng yếu kếm của đối tượng để phá hại. Thực thế, bệnh phát triển trên những quả có vết thương hoặc có nốt châm của côn trùng, và thường đã bị nấm Phytophtora Palmivora tác động. Bệnh xuất hiện nhiều nhất trên những quả đã chín mà còn bỏ lại trên cây. Mặc dù đấy là một ký sinh phụ, nhưng tác động lại là quan trọng vì nó tiến triển rất nhanh trong các mô của quả, Botryodiphodia theobromae, rất phổ biến trong toàn vùng nhiệt đới còn có thể phá hại những mô có thương tích ở nhánh non gây ra những tổn thất đã mô tả trong bệnh Tracheomycose hoặc “die back” ở cây cacao.
- Bệnh Thán thư (anthracnose) do Colletotrichum gloeosporioides Penzt. gây ra là một bệnh rất phổ biến làm tổn thương ở lá hoặc quả.
Quả bị hại thường là quả non, trên đó lúc đầu xuất hiện những vết màu nâu, không mấy chốc ở giữa có đám phủ màu hồng chứa đầy bào tử. Trên những quả già hơn, bệnh chỉ xuất hiện ở trên những vết thương (nốt châm của côn trùng) hoặc nấm Phytophthora Palmivora đã xâm nhập, và như vậy bệnh thán thư (antezecnose) ở quả chỉ là một bệnh của mô yếu. Ngược lại, lá non mắc bệnh thì nguy hiểm hơn vì chồi non sẽ rụng hết. Chồi non ở một cành rụng liên tiếp có thể làm cho cành chết và hình thành ra một cái “chổi” giả. Bệnh này thường phát ra ở vườn ươm và lây lan bằng bào tử nấm từ đất tung tóe ra mỗi khi nước mưa hay nước tưới rỏ xuống.
- Bệnh chỉ trắng do nấm Marasmius scandens Messec gây ra. Đặc trưng của bệnh là những sợi khuẩn ty thể màu trắng gắn vào cành và cọng lá và phân chia thành màng lưới mỏng ở mặt dưới lá. Nhánh con và lá khô đi, nhưng lá chết vẫn dính vào cây vì có sợi khuẩn ty thể giữ chặt. Bệnh này khá phổ biến nhưng tổn hại không đáng kể.
- Bệnh lông ngựa hay bệnh chỉ đen do nấm Marasmius Trichorhizus speg (M.Cquicrinis Nuell.) gây ra. Đặc điểm của bệnh là những sợi khuẩn ty thể màu đen thường mang bào tử màu trắng kem chuyển thành màu nâu da cam; bào tử chỉ tập trung vào một sợi coi như là một cái đế có khi dài đến mấy phân. Nấm này chỉ là một ký sinh cấu cái thường hoạt động sau Marasmius Scandens.
- Bệnh hồng do Corticium Salmonicolor B và Br. gây ra thường gặp ở những trại cacao quá ẩm và quá rợp bóng. Nấm dễ nhìn thấy trên các cành và nhánh nhỏ. Đây là những sợi khuẩn ty thể màu trắng dần dần chuyển sang màu hồng tím. Cành bị bệnh sẽ trụi lá và chết, nhưng thiệt hại trên cây thì rất hạn chế.
XEM THÊM:
>> CHẾ PHẨM TRỪ SÂU SINH HỌC NHŨ NEEM
>> BỘ TRỪ NÂM AN TOÀN FUGI NANO PHÒNG TRỊ NẤM BỆNH DÙNG TRONG NÔNG NGHIỆP SẠCH
>> BỘ PHÂN BÓN CAO CẤP XỬ LÝ RA HOA ĐỒNG LOẠT
>> PHÂN BÓN AMINO ACID LÀ GÌ? TÁC DỤNG CỦA AMINO ACID ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG
Miễn phí giao hàng toàn quốc
Tiếp tục mua hàng