-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Hotline
0906 618 680Hotline
0906 618 680Trụ sở văn phòng
52 Nguyễn Cừ P.Thảo Điền TP.Thủ ĐứcBà con có thể chọn cây giống bưởi được nhân giống bằng cách chiết hoặc ghép cành. Tuy nhiên, bà con nên mua giống bưởi ghép cành vì nguy cơ nhiễm bệnh qua cây giống sẽ giảm thiểu rất lớn so với phương pháp chiết.
Giá bán giống cây bưởi Năm Roi rơi vào khoảng 30.000/cây với quy cách cây cao khoảng 40-60cm. Giá bán buôn giống bưởi Năm Roi vào khoảng 20.000/cây cho số lượng trên 100 cây.
Giá bán giống cây bưởi Da Xanh cũng rơi vào khoảng 40.000/cây. Giá cây giống bưởi Da Xanh ghép: 25-35.000/cây. Giá cây giống bưởi Da xanh chiết cành: 35-50.000/cây
Có thể trồng bưởi vào cuối mùa khô, đầu mùa mưa. Ngoài ra có thể trồng ở các tháng khác (tránh thời gian khô hạn và các tháng thời tiết lạnh khô hanh) cây cần được chăm sóc tốt hơn.
Chúng ta tiến hành đào hố bón lót thật kỹ. Kích thước hố khoảng 60 x 60 x60 cm.
Sau khi đào hố 1 tuần, ta tiến hành bón lót từ 10-20kg phân hữu cơ hoai, 500g phân vôi và 200g phân NPK 16-16-8 và thêm từ nửa ký đến 1kg super lân.
Sau khi lấp hố chừng 10 đến 15 ngày, bà con có thể tiến hành trồng bưởi. Nếu cây con có những rễ đuôi chuột bên ngoài thì chúng ta phải cắt bớt đi để cho rễ sau này phát triển bình thường.
Chúng ta đặt cây giống không quá sâu, đặt bằng với mặt mô. Mỗi cây bưởi chúng ta cần tạo 1 mô cao khoảng 30-40 cm để hạn chế việc ngập úng.
Sau đó chúng ta phải đóng cọc để cố định cây bưởi để tránh cây bị lung lay theo gió. Bà con có thể sử dụng rơm rạ, cỏ khô để phủ lên mặt mô cách gốc 20 cm để giữ ẩm cho đất và giúp mặt mô không xói mòn.
Ngoài ra, trong quá trình cây chưa có quả nên trồng xen các loại cây hoa màu như bắp, đậu, khoai để vừa tránh xói mòn vừa tăng hiệu quả khai thác đất.
Bà con phải che mát để tránh nắng nóng sau khi trồng để tránh bị cháy lá. Tưới nước thường xuyên sau khi xuống giống để cây hồi phục.
Nếu trồng ở địa hình đất dốc thì việc duy trì cỏ rất quan trọng để tránh rửa trôi, xói mòn
Bà con nên dùng nguồn nước không bị ô nhiễm như nước giếng khoan, sông. Trung bình 2-3 ngày tưới nước một lần. Lượng nước tưới trung bình 100-200 lít nước/cây.
Đối với cây bưởi thời kỳ kinh doanh, bà con có thể thực hiện việc tỉa cành tạo tán từ 1-2 lần/năm.
Nguyên tắc tỉa cành tạo tán là phải duy trì cây có 1 thân và thân mọc thẳng từ dưới lên và vị trí phân cành là ở độ cao khoảng 70cm, mỗi hướng một cành và chỉ để 3-4 cành/cây.
Khi cây phát triển cao lên, ta cần phải bấm ngọn để kích thích cây phân tán. Khi nhiều nhánh cây mọc ra, ta lại chọn lọc những nhánh phát triển tốt để duy trì, làm sao để các nhánh phân bố đều ở các hướng
Một năm, bà con có thể bón phân từ 4-6 lần.
Lưu ý cần bón lúc đủ ẩm để cây có thể hấp thu được phân bón.
Đối với phân hữu cơ: chọn loại đã hoai mục, bón từ 20-50kg/cây/năm tùy độ to của tán cây.
Đối với phân vô cơ:
Năm thứ nhất:
Năm thứ 2:
Năm thứ 3:
Thời kỳ này chúng ta cần bón phân cân đối, đặc biệt phải bổ sung đủ phân kali.
Lượng phân NPK trong 1 năm cho cây bưởi từ 7 tuổi trở lên
Phân ure: 2-3kg/cây/năm
Phân super lân:4-8kg/cây/năm
Phân clorua kali: 1,5-3kg/cây/năm
Với lượng phân như trên, bà con chia làm 4 lần bón trong vòng 1 năm như sau:
Lần 1: bón sau thu hoạch: 25% phân ure (0,5-0,7kg/cây), 25% phân lân (1-2kg/cây)
Lần 2: trước ra hoa: 25% phân ure (0,5-0,7kg/cây), 50% phân lân (2-4kg/cây). 30% kali (0,5-1kg/cây)
Lần 3: sau khi đậu quả: 50% phân ure (1-1,4kg/cây), 25% phân lân (1-2kg/cây)
Lần 4: trước thu hoạch: chỉ bón phân kali (70% lượng kali còn lại: 1-2kg/cây)
Đối với phân hữu cơ: chọn loại đã hoai mục, bón từ 50-100kg/cây/năm tùy độ to của tán cây.
Phương pháp bón: đạm, kali rải đều xung quanh tán, xới đất lấp phân. Ngoài ra có thể phun các loại phân bón lá và các nguyên tố vi lượng Mn, Fe, Zn, Bo, Mo,… các chất kích thích, điều hòa sinh trưởng.
Quả bưởi khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng sẽ bị nám và bạc màu. Chúng ta có thể dùng giấy báo cũ để che trái bưởi giúp tăng phẩm chất trái bưởi sau thu hoạch.
Những quả cách đất từ 50cm trở xuống thì cần tỉa bỏ, hoặc nếu quả đang phát triển tốt thì chúng ta phải chống cho quả bưởi cao lên.
Những chùm bưởi có số lượng quả quá nhiều thì cũng cần phải tỉa bỏ. Chỉ nên giữ lại 2-3 trái/chùm.
Đối với cây có múi nói chung và cây bưởi nói riêng thì cần có một thời gian khô hạn để cây phân hóa mầm hoa. Vì vậy, để cây ra hoa trái vụ, bán được giá, chúng ta phải tạo ra một thời kỳ khô hạn cho cây.
Để có thể thu hoạch bưởi vào dịp trung thu thì vào tháng 12 đến tháng 1, bà con bắt đầu ngưng tưới nước cho cây bưởi. Để có bưởi bán vào dịp tết nguyên đán thì bà con bắt đầu ngưng tưới nước vào tháng 3, tháng 4.
Sau khi cắt nước, chờ cho đất mặt vườn khô nứt chân chim thì dùng cào có răng ngắn bằng sắt xới xung quanh gốc (xới cách gốc khoảng 0,5 m, rộng ra đến hết tán lá và xới sâu khoảng 2 cm). Sau khi xới để cho đất khô khoảng 1 tuần lễ sau thì bón cho mỗi gốc 0,5 kg Urê và 0,5 kg lân, sau đó rãi lên 1 lớp bùn khoảng 1-2 cm. Chờ cho lớp bùn khô nứt chân chim thì tưới nước cho cây hàng ngày từ 1-2 lần để giữ ẩm cho đất.
Sau khi bón phân khoảng 20 – 25 ngày thì cây đồng loạt ra đọt non và ra bông. Khi quả lớn cỡ ngón tay cái thì bón tiếp phân lần 2, lượng bón: 0,3 kg Urê + 0,3 kg lân + 0,3 kg kali/gốc. Sau đó định kỳ khoảng 30 – 40 ngày bón cho cây 1 đợt. Tùy theo hiện trạng cây tốt hay xấu mà bón cho cây lượng phân tương tự như đợt 2.
Tuy nhiên, bà con nên lưu ý, vườn xử lý ra hoa (nghịch vụ) bằng biện pháp siết nước có thể khiến cây bị stress mạnh, khi tưới nước trở lại hoặc gặp mưa, rễ cây rất mẫn cảm với nấm bệnh.
Loài này thường tấn công trên lá non khi cây bưởi còn nhỏ. Khi chồi bị tấn công thì làm cho lá không phát triển được và vết đục trên lá hình thành những đường ngoằn nghèo. Cái chồi bị nhiễm sẽ không phát triển được và cây con sẽ rất chậm lớn.
Sử dụng 1 trong các loại thuốc sau có hiệu qủa phòng trị tốt sâu vẽ bùa:
Phosphomidon,
Dimethoate,
Condifor,
Abamectin và Dimilin
Bên cạnh các loại thuốc hóa học thì hiệu quả của dầu khoáng đối với sâu vẽ bùa cũng đã được khẳng định tại nhiều nơi trên thế giới. Nếu có điều kiện thì nuôi Kiến Vàng Oecophylla smaragdina cũng có khả năng hạn chế Sâu vẽ bùa.
Chúng ta sử dụng bao chuyên dụng để bao trái vừa đậu vừa bảo vệ trái bưởi khỏi bị nám vừa là phương pháp hữu hiệu để phòng trị sâu đục trái bưởi.
Nhóm rệp sáp gây hại trên nhóm cây có múi có nhiều loài: Rệp sáp vảy (Lepidosaphes gloverii Plackard), Rệp sáp (Aonidiella sp.), Rệp sáp phấn (Planococcus sp.), Rệp sáp (Nipaecoccus viridis),….
Rệp sống trên chồi non, lá và quả làm cho lá héo vàng, chồi và và quả chậm phát triển có thể làm cành chết khô.
Trong mùa khô rệp còn di chuyển xuống gốc tấn công rễ.
Chúng thường tập trung ở phần tiếp giáp giữa gốc cây và mặt đất, sau chúng di chuyển sang các rễ bên, tập trung nhiều ở phần rễ non để chích hút dịch cây,
Cây trồng chỉ biểu hiện triệu chứng gây hại khi mật số rệp cao. Khi mật số cao chúng tạo thành những khối u bao quanh, để bảo vệ chúng tránh các tác nhân bất lợi từ bên ngoài và chúng sinh sống nhiều thế hệ trong khối u đó cho đến khi cây bị chết.
Xung quanh gốc cây bị rệp sáp thường hiện diện một số loài kiến như kiến hôi, kiến lửa,….
Biện pháp phòng rệp sáp trên cây bưởi:
Xử lý loại bỏ rệp sáp trước khi trồng
Tỉa cành cho vườn thông thoáng
Thường xuyên điều tra rệp xuất hiện thân ,cành, quả và dưới rễ
Diệt trừ các loài kiến (kiến hôi, kiến lửa,…) là tác nhân bảo vệ và lây nhiễm rệp sáp trong vườn
Nên phun nước lên tán cây trong mùa khô hạn, có thể phun nước có áp lực mạnh vào những nơi rệp trú ẩn để rửa rệp
Loại bỏ và tiêu hủy các bộ phận bị nhiễm nặng
Biện pháp trị rệp sáp trên cây bưởi:
Bà con có thể tìm mua các loại thuốc BVTV có chứa các chất sau. Bà con chọn một trong các cách kết hợp sau để trị rệp sáp.
Nếu mật độ rệp sáp cao, bà con nên phun 2 lần liên tục cách nhau 1 ngày, phun đẫm 2 mặt lá.
Sau khi diệt trừ rệp sáp, phải phòng trừ nấm bồ hống bằng các loại thuốc gốc Đồng.
Mùa nắng không để mô đất bị khô nứt. Nếu phát hiện rệp xuất hiện gây hại ở rễ thì xới nhẹ xung quanh gốc cây, rải thuốc trừ sâu dạng hạt có chứa hoạt chất: Diazinon, Dimethoate + Fenobucarb và tưới ướt đẫm. Sử dụng thuốc ít nhất 2 đợt, mỗi đợt cách nhau tuần.
Nhện hại cây bưởi thường tấn công các bộ phận còn non của cây bưởi và mùa khô.
Chúng ta tưới nước kết hợp tưới phun trên tán để tăng độ ẩm của tán, hạn chế hoạt động của nhện và làm nhện bị rửa trôi xuống đất. Ở dưới đất, tạo độ ẩm không khí cao so với bình thường bằng cách duy trì cỏ.
Bệnh vàng lá gân xanh greening trên cây do vi khuẩn Gram-âm chưa rõ đặc tính Candidatus Liberibacter spp. tấn công mạch dẫn của cây, lây lan qua mắt ghép., do rầy chổng cánh (Diaphorina citri) làm vật trung gian lây truyền bệnh,
Biểu hiện đặc trưng của bệnh là phiến lá hẹp, khoảng cách giữa các lá ngắn lại, có màu vàng, nhưng gân chính và gân phụ vẫn còn màu xanh và nhỏ, mọc thẳng đứng như tai thỏ, nên có tên gọi bệnh vàng lá gân xanh.Cây thường ra hoa trái mùa, hoa ít và hay rụng.Quả nhỏ hơn bình thường, méo, khi bổ dọc thì tâm quả bị lệch hẳn sang một bên, quả có quầng đỏ từ dưới đít lên. Hạt trên quả bị bệnh thường bị thối, có màu nâu. Khi dính bệnh hệ thống rễ cây bị thối nhiều, đa phần rễ tơ bị mất chỉ còn hệ thống rễ chính, thậm chí rễ chính cũng thối.
Để phòng trừ bệnh vàng lá gân xanh greening trên cây bưởi, cần phòng trừ trung gian truyền bệnh là loại rầy chổng cánh. Trồng xen ổi trong vườn cây có múi để xua đuổi Rầy chổng cánh. Nuôi thả kiến vàng trong vườn hạn chế mật số rầy chổng cánh. Đồng thời nâng cao khả năng chống chịu bệnh của cây bằng cách bón phân vi lượng Bo kẽm.
FUGI NANO-Cu với dày đặc các hạt đồng nguyên chất kích thước nhỏ gấp 20 lần kích thước lỗ của màng tế bào. Điều này giúp các hạt đồng của FUGI NANO-Cu có khả năng xâm nhập rất nhanh vào các mô thực vật và tiêu diệt các loại nấm và vi khuẩn bằng cơ chế bất hoạt enzyme.
Dùng thuốc trừ nấm nano đồng FUGI NANO-Cu của công ty cổ phần Ni Việt để phòng bệnh vàng lá gân xanh greening trên cây bưởi. Bà con có thể pha 40ml FUGI NANO-Cu cho 16 lít nước phun đều lên thân cành rễ. Dùng định kỳ 10-15 ngày/lần để phòng bệnh.
Do vi khuẩn Xanthomomas campestris pv. citri (Hasse) Dye. Vi khuẩn hình gậy, một đầu có một lông mao, gram âm, háo khí. Khuẩn lạc trên môi trường nuôi cấy màu vàng bóng, hơi hồng, rìa hơi lượn sóng.
Ở lá non, triệu chứng bệnh ban đầu là những chấm nhỏ có đường kính trên dưới 1mm, màu trong vàng, thường thấy ở mặt dưới của lá, sau đó vết bệnh mở rộng và phá vỡ biểu bì mặt dưới lá, màu trắng nhạt hoặc nâu nhạt. Lá bệnh không biến đổi hình dạng nhưng dễ rụng, cây con bị bệnh nặng thường hay rụng lá.
Vết bệnh ở quả cũng tương tự như ở lá: Vết bệnh xù xì màu nâu hơn, mép ngoài có gờ nổi lên, ở giữa vết bệnh mô chết rạn nứt. Toàn bộ chiều dày của vỏ quả có thể bị loét, nhưng vết loét không ăn sâu vào ruột quả. Bệnh nặng có thể làm cho quả biến dạng, ít nước, khô sớm, dễ rụng.
Dùng thuốc trừ nấm nano đồng FUGI NANO-Cu của công ty cổ phần Ni Việt để phòng bệnh loét trên cây bưởi. Bà con có thể pha 40ml FUGI NANO-Cu cho 16 lít nước phun đều lên thân cành rễ. Phun phòng vào lúc mới ra lộc hoặc khi bệnh bắt đầu xuất hiện. Khi bệnh nặng có thể phun 2 - 4 lần, mỗi lần cách nhau 10 - 15 ngày.
FUGI NANO-Cu với dày đặc các hạt đồng nguyên chất kích thước nhỏ gấp 20 lần kích thước lỗ của màng tế bào. Điều này giúp các hạt đồng của FUGI NANO-Cu có khả năng xâm nhập rất nhanh vào các mô thực vật và tiêu diệt các loại nấm và vi khuẩn bằng cơ chế bất hoạt enzyme.
Chứng vàng lá nói chung ở cây có múi có các nguyên nhân phổ biến là:
- Do thiếu trung vi lượng (canxi, sắt, kẽm, Mg, Bo … )
- Do bộ rễ bị hỏng (đất chai, tồn dư phân hóa học trong đất, đất bạc màu..)
- Do nấm bệnh gây thối rễ: Fusarium, Phytophthora, Pythium và tuyến trùng gây ra.
Khi bệnh mới xuất hiện, lá của cây vẫn bình thường nhưng gân lá có màu vàng nhạt, phiến lá ngả màu vàng cam và dễ rụng, khi có gió lá già phía dưới bị rụng trước sau đó đến lá trên.
Cây còi cọc, không hấp thụ được chất dinh dưỡng, bón nhiều phân cũng không lớn, càng bón càng vàng. Chất lượng trái kém và bị rụng sớm.
Nhánh cây bị bệnh hướng nào thì rễ cũng thường bị hư thối ở hướng đó. Bộ rễ bị thối từ rễ nhỏ lan dần vào trong rễ lớn. Rễ bị thối có màu nâu vỏ rễ tuột ra khỏi phần gỗ, bên trong có sọc nâu lan dần vào rễ cái. Rễ mất khả năng hấp thu nước và dinh dưỡng nuôi cây từ đó làm cành bị chết khô. Khi bị bệnh nặng, tất cả rễ đều bị thối đen và chết, cuối cùng là chết toàn cây.
Bệnh hay biểu hiện mạnh vào sau mùa mưa, nhất là ở các vùng địa hình ruộng, vườn thấp hay xảy ra úng ngập.
Việc điều trị bệnh vàng lá thối rễ cần có một liệu trình từng bước để bộ rễ được phục hồi trước khi cây có thể xanh trở lại.
Bước 1: Diệt tuyến trùng và nấm bệnh gây hại. Bà con có thể sử dụng các chế phẩm trị tuyến trùng như nấm đối kháng trichoderma. Để diệt nấm bệnh, bà con sử dụng vi lượng nano đồng FUGI NANO-Cu với khả năng tiêu diệt nấm và vi khuẩn phổ rộng. FUGI NANO-Cu với dày đặc các hạt đồng nguyên chất kích thước nhỏ gấp 20 lần kích thước lỗ của màng tế bào. Điều này giúp các hạt đồng của FUGI NANO-Cu có khả năng xâm nhập rất nhanh vào các mô thực vật và tiêu diệt các loại nấm và vi khuẩn bằng cơ chế bất hoạt enzyme.
Bước 2: Cải tạo đất, phục hồi bộ rễ.
Bà con sử dụng các chế phẩm phục hồi bộ rễ và chế phẩm chứa amino acid giúp cây hấp thụ trực tiếp và phục hồi nhanh chóng.
Bước 3: Bồ sung dinh dưỡng dạng dễ tiêu để cây phục hồi toàn bộ chức năng sống.
CHƯƠNG QUAN TRỌNG CUỐI CÙNG
Bí quyết tạo lợi nhuận cho vườn bưởi đã quá tuổi thu hoạch bằng phương pháp “trẻ hóa” cây bưởi 10-30 năm tuổi
Kỹ sư Ngô Minh Long, Phó Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành (Hậu Giang) đã nghiên cứu và thực hiện đề tài “Trẻ hóa cây bưởi Năm Roi 10-30 năm tuổi kết hợp xử lý ra hoa tại vị trí mong muốn".
Trong năm thứ nhất, tiến hành cắt 30% cành trên cây, loại bỏ những cành già và cành nằm trong tán cây cho đến khi ánh nắng Mặt Trời chiếu rọi được hết tán cây.
Năm thứ hai tiếp tục cắt 30% số cành già không có quả nhằm hạ độ cao của cây và giúp cây cung cấp chất dinh dưỡng cho những cành khỏe.
Năm thứ ba tiếp tục cắt cành già để hạ độ cao và cắt tròn tán lá của những nhánh xòe ra.
Sau khi cắt cành, cây bưởi sẽ mọc nhiều chồi non, cần giữ lại những chồi to khỏe, hướng theo chiều ngang để làm cành.
Xử lý ra hoa tại vị trí mong muốn bằng cách cắt ngang những nhánh mọc từ giữa thân, sau 1-2 tuần nhánh đó bị ức chế và ra hoa.
Cần chọn vị trí cắt cành phù hợp để quả được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, phát triển đều, to đẹp, nằm ở độ cao vừa phải để người trồng dễ chăm sóc, có được quả bưởi chất lượng, đáp nhu cầu xuất khẩu qua thị trường châu Âu.
Kỹ sư Ngô Minh Long cho biết thực hiện đúng quy trình “trẻ hóa” thì sau ba năm, vườn bưởi Năm Roi 10-30 năm tuổi sẽ phát triển trở lại như bưởi 4-6 năm tuổi, chiều cao giảm từ 10m xuống còn 3-4m, tán dày và đẹp, cây chắc khỏe, năng suất tăng gấp đôi.
XEM THÊM:
>> BỘ CHẾ PHẨM FUGI PHÒNG TRỊ NẤM BỆNH TRONG ĐẤT AN TOÀN DÙNG TRONG NÔNG NGHIỆP SẠCH
>> PHÂN BÓN AMINO ACID LÀ GÌ? TÁC DỤNG CỦA AMINO ACID ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG
>> TÌM HIỂU VỀ ỨNG DỤNG CỦA CÔNG NGHỆ NANO TRONG NÔNG NGHIỆP
>> VỀ TRANG CHỦ
Miễn phí giao hàng toàn quốc
Tiếp tục mua hàng
Viết bình luận