0
Tin tức

Phòng trị nấm bệnh trên thân và lá cây tiêu hiệu quả và an toàn

Phòng trị nấm bệnh trên thân và lá cây tiêu hiệu quả và an toàn

Cây tiêu là một trong những cây trồng rất nhạy cảm với các loại thuốc BVTV trừ nấm bệnh. Nếu dùng không hợp, lá tiêu sẽ bị rụng hàng loạt. Chính vì sự mẫn cảm của nó nên rất nhiều loại thuốc trừ nấm hóa học phải chào thua.

Nhưng đặc biệt, vào những năm 2015-2016, có một hoạt chất phòng trị nấm mà cây tiêu rất "chịu" đó là hoạt chất nano đồng của Công ty cổ phần NI VIỆT.

Những năm đó, khi cây tiêu đang có giá, chính nhờ khả năng phòng nấm bệnh của nano đồng của Công ty cổ phần NI VIỆT mà bà con làm tiêu vừa được mùa, vừa trúng giá, thoát cảnh vườn tiêu bị thối rễ, chết cây hàng loạt.

vuon-tieu-bi-vang-la-thoi-re-chet-cay-hang-loat

Hiện tại, bà con có thể tìm thấy hoạt chất nano đồng trong chế phẩm FUGI NANO-Cu. Đây là một chế phẩm trong bộ chế phẩm trừ nấm FUGI an toàn từ dinh dưỡng cây trồng. 

Việc phòng nấm bệnh trên cây tiêu gồm 2 việc chính:

- Tăng cường bổ sung phân hữu cơ được ủ hoai mục bằng nấm Trichoderma Bacillus có tác dụng đối kháng với tuyến trùng.

- Phòng nấm định kỳ trong đất và trên thân lá với thuốc trừ nấm bệnh an toàn từ dinh dưỡng nano đồng của FUGI NANO-Cu.

 

Chúng ta cùng tìm hiểu qua các chứng bệnh do nấm gây ra trên thân và lá cây tiêu

Bệnh thán thư trên lá tiêu (Colletotrichum Gloeosporioides)

phong-tri-than-thu-cay-tieu-bang-thuoc-tru-nam-an-toan-nano-dong-fugi-nano-cu

Đây là một bệnh phổ biến trên lá ở tất cả các vùng trồng tiêu. Bệnh có thể xuất hiện ở dây tiêu ương, cây con mới trồng hoặc cây đang cho thu hoạch.

Vết bệnh thán thư đầu tiên là những đốm lớn màu vàng nhạt trên lá, sau vết bệnh hóa nâu và đen dần. Đốm bệnh tròn hoặc không đều, đường kính vết bệnh thường từ 4-6 cm. Thường gặp bệnh xâm nhập và gây hại ở chót và mép lá.

Khi già, rìa vết bệnh có quầng đen rộng bao quanh, phân cách rõ rệt phần mô bệnh và mô khỏe.

Bệnh cũng có thể lây lan sang bông làm hạt mới tượng bị khô đen, lép, thối hoặc lan sang dây nhánh là tháo đốt, rụng cành.

Điều kiện chăm sóc kém, phân bón không đầy đủ, tưới nước không đều về mùa khô là những yếu tố làm cho bệnh phát triển.

Trên môi trường, nấm Coll. Gloeosporioides lúc còn non tạo thành các khuẩn lạc màu trắng. Khi già sợi nấm chuyển sang màu xám đen. Bào tử (Conidi) xuất hiện 7 ngày sau cấy, tụ thành khối chất nhờn màu cam đỏ. Conidi đơn bào, trong suốt, hình trụ hai đầu tròn, có nhiều giọt dầu ăn bên trong, kích thước 11-18 x 3-6 micromet. Sợi nấm ăn lan giữa các tế bào lá - Giá bào tử mọc tập trung có dạng đĩa (acervulus) dưới biểu bì lá, sau đội rách biểu bì lộ ra ngoài. Xung quanh đĩa có nhiều lông cứng màu nâu nên khi nhìn bằng mắt thường đĩa nấm là một đốm đen.

Bệnh đen lá tiêu do nấm Pycnidia

Lúc đầu vết bệnh là những đốm vàng nhạt nhỏ sau lớn dần và hóa nâu đen. Vết bệnh có thể lan từ chót lá vào hoặc nằm giữa phiến lá. Vào lúc vết bệnh đã già, màu sắc vết bệnh hơi bạc đi và có thể có những quầng đồng tâm. Vết bệnh có thể chiếm tới 1/4 chiều dài lá tiêu. Vết bệnh này dễ lầm với bệnh thán thư ở trên nhưng không có quầng đen viền quanh.

Nấm bệnh gây hại trên cành nhánh làm đốt thân tiêu nâu đen, rụng dần từ ngọn xuống, làm tán tiêu trồng xơ xác, trơ trụi.

Sợi nấm non màu trắng thuộc dạng lông tơ như bông trên mặt môi trường. Sợi nấm già chuyển sang màu xám đen. Sau một tuần, thể quả của nấm (Pycnidia) xuất hiện như những hạt li ti màu đen mọc rải rác, có đường kính từ 77-275 micromet.

Bào tử đính (Conidia) còn non có hình trứng, trong suốt, vách mỏng. Sau đó bào biến màu đậm, có vách ngăn ngang với các sọc chạy dài. Kích thước bào tử 16-28 x 14-16 micromet. Bào tử mọc thành khối, có những sợi lông cứng trong suốt mọc xen kẽ, dài 54-94 micromet.

Nấm bệnh gây hại trên tiêu cả trong mùa mưa lẫn mùa khô. Tuy nhiên, nhìn chung bệnh ít tiến triển mạnh trong mùa khô, chỉ thấy bệnh lác đác trên một số lá. Chỉ ở một số vườn tiêu có chế độ chăm sóc kém, tưới nước không đầy đủ, cây tiêu sinh trưởng yếu bệnh mới phát triển rộng trên tán lá.

Bệnh đặc biệt phát triển mạnh vào mùa mưa, sau những thời gian mưa dài ngày liên tục, ẩm độ vườn tiêu cao, trời oi nóng và bộ rễ tiêu ít nhiều trong tình trạng úng nước. Trong trường hợp đó bệnh khá phổ biển, tỷ lệ bệnh trong vườn tiêu có thể tới 20-30%.

 

BỆNH ĐỐM LÁ TIÊU (Rosellina sp.)

phong-tri-dom-la-cay-tieu-bang-thuoc-tru-nam-an-toan-nano-dong-fugi-nano-cu​​​​​​

Tiêu thường bị bệnh này trên lá vào đầu mùa mưa.

Khi bị bệnh, ở mặt dưới lá tiêu có những vết nâu đỏ nằm rải rác như đất bám, tập trung nhiều nhất ở phía bìa lá. Ở nơi có nhiều vết bệnh phần mô lá biến màu thành xanh vàng hoặc vàng tươi. Khi bệnh phát triển nặng, toàn lá héo vàng nhưng ít có hiện tượng rụng lá hàng loạt.

Bệnh thường hại từ những lá phía gốc và lan dần lên những tầng lá giữa. Những vườn tiêu có chế độ chăm sóc kém cũng dễ bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên thiệt hại do bệnh thường không có ý nghĩa kinh tế lớn. Trong nhiều trường hợp trước đây, chỉ cần áp dụng một chế độ canh tác đúng, chăm sóc cây tiêu chu đáo là có thể giảm đáng kể thiệt hại do bệnh này gây ra.

Nấm mọc trên môi trường nhân tạo thành khuẩn lạc có màu trắng ngà lúc còn non, sau đó chuyển sang màu xanh đen rồi xám tro. Sau khoảng 10 ngày, trên môi trường xuất hiện quả thể kín (Perithece) hình cầu, vách dày màu nâu đậm, có miệng, kích thuớc 74-520 micromet.

 

BỆNH KHÔ VẰN LÁ TIÊU (Rhizoctonia Solani)

Bệnh thường phát triển mạnh vào mùa mưa, đặc biệt khi ẩm độ vườn tiêu rất cao, trong những ngày trời mưa liên tiếp, ở một số vườn rải rác.

Tiêu càng sinh trưởng tốt, cành lá càng um tùm rậm rạp thì bệnh càng dễ phát triển. Bệnh phát triển từ mặt đất leo lên cây nên thường thấy bệnh hại chủ yêu phần tán lá dưới gốc. Vết bệnh trên lá có thể ăn lan từ mép vào hoặc nằm ngang giữa phiến lá. Vết bệnh thường loang lổ, to nhỏ không đều, kích thước từ 1-10 cm.

Vết bệnh mới có dạng thối đen, xung quanh có viền màu nâu sậm. Khi già, vết bệnh chuyển màu trắng xám, phồng rộp, đôi khi có quầng loang lổ đồng tâm.

Gặp điều kiện thời tiết thuận lợi, bệnh lây lan rất nhanh. Những ngày trời ẩm ướt có thể thấy một lớp tơ nấm trắng phủ trên bề mặt, cành lá. Khi sợi nấm già có thể thấy một số hạch nấm liti trên bề mặt, lúc non màu trắng, sau già có màu nâu đỏ, cứng.

Nấm bệnh dễ dàng sinh trưởng trên những môi trường nuôi cấy nhân tạo. Sợi nấm lúc còn non không có màu. Trên môi trường các sợi nấm phát triển mạnh, trắng như bông. Sợi nấm già có màu nâu vàng, đường kính 7-9 micromet, có nhiều sợi vách ngăn. Sợi nấm già hay có dạng tế bào ngắn, phình to và phân nhánh nhiều.

Hạch nấm hình thành sau 3 ngày nuôi cấy. Hạch mọc nổi lên trên bề mặt, còn non có màu trắng hơi xốp, sau già có màu nâu đậm, cứng, đường kính 1-5 mm.

 

BỆNH GỈ LÁ (Tảo Cephaleuros Mycoides)

Bệnh thường xuất hiện trên những lá tiêu già phía gốc, ở những nơi rậm rạp, thiếu ánh sáng. Bệnh phát triển mạnh trong mùa mưa lúc ẩm độ cao.

Tảo đóng thành từng đốm trên mặt lá, đôi khi thấy cả ở mặt dưới lá. Quan sát đốm bệnh bằng kính phóng đại thấy khối tảo hình cầu, lùi xùi, màu xanh mâu. Ở rìa vết bệnh đôi khi có sợi phân nhánh.

Còn thấy vết gỉ đóng cả ở dây, nhánh và ở chùm trái. Những cùng trái có gỉ trông xấu mã, hạt không chắc, ảnh hưởng ít nhiều tới năng suất thu hoạch. Bệnh trên lá không gây tác hại đáng kể.

 

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỆNH HẠI THÂN LÁ TIÊU

Ngoài những loại bệnh kể trên, ở thân lá còn thấy một số nấm bệnh khác như Marasmius sp., Diplodia sp., Phytophthora sp.v...v. Trừ một số loại nấm vừa hại lá, vừa đồng thời hại gốc, rễ gây thiệt hại lớn như Lasiodiplodia, Phytophthora, hại gốc, rễ gây thiệt hại lớn như Lasiodiplodia. Phytophthora, còn nhìn chung các nấm thân, lá không gây thiệt hại lớn cho tiêu.

Có thể giảm đáng kể tình trạng bệnh hại trên thanh, lá tiêu bằng một số biện pháp canh tác như:

- Trồng tiêu với mật độ thích hợp theo từng loại đất, loại noc và giống để đến khi vườn tiêu bước vào thu hoạch ổn định vẫn được sáng, thoáng.

- Bón đầy đủ phân hữu cơ và cân đối các phân vô cơ.

- Bảo đảm thoát nước tốt vườn tiêu trong mùa mưa và tưới đủ trong mùa khô.

- Tỉa nhánh tiêu ở gốc sát mặt đất, đốn tỉa nhánh, ngọn cho dây phân bố đều. Thu dọn các tàn dư cây trồng và mang ra xa đốt bỏ

XEM THÊM:

>> Báo cáo KẾT QUẢ KHẢO SÁT HIỆU LỰC của chế phẩm nano đồng (nano copper) FUGI NANO-Cu đối với nấm bệnh Phytophthora sp.

>> BỘ CHẾ PHẨM FUGI PHÒNG TRỊ NẤM BỆNH TRONG ĐẤT AN TOÀN DÙNG TRONG NÔNG NGHIỆP SẠCH

>> PHÂN BÓN AMINO ACID LÀ GÌ? TÁC DỤNG CỦA AMINO ACID ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG

>> TÌM HIỂU VỀ ỨNG DỤNG CỦA CÔNG NGHỆ NANO TRONG NÔNG NGHIỆP

>> VỀ TRANG CHỦ

 

Viết bình luận