0
Tin tức

Tìm hiểu về chủng nấm Colletotrichum gây bệnh thán thư trên cây ớt

Nấm Colletotrichum gây bệnh thán thư trên cây ớt là gì?

Colletotrichum là một chi của mầm bệnh thực vật chính gây ra bệnh thán thư trên nhiều loại cây trồng trên toàn thế giới.

Đến nay, 24 loài Colletotrichum đã được xác định là mầm bệnh của bệnh thán thư hại ớt, trong đó ba tác nhân gây bệnh chính là C. scovillei, C. truncatum và C. siamense.

Xác định một số loại bệnh trong ba loài Colletotrichum này, đặc biệt là các loại bệnh có thể vượt qua sức đề kháng ở các loài Capsicum liên quan, Ca. chinense và Ca. baccatum, sẽ là mối quan tâm lớn đối với các nhà chọn giống cây trồng khi họ phát triển các kiểu gen ớt kháng bệnh.

Việc xác định chính xác các loài Colletotrichum gây bệnh thán thư và nâng cao hiểu biết về sinh học của các loài Colletotrichum và sự tương tác của chúng với vật chủ sẽ cho phép áp dụng các kỹ thuật quản lý bệnh tổng hợp được cải tiến.

Chi này bao gồm một nhóm mầm bệnh rất đa dạng, lây nhiễm cho nhiều loại ký chủ thực vật.

>> XEM THÊM: Tổng hợp cách phòng và trị nấm bệnh trên cây ớt 

4 chu kỳ sống của nấm Colletotrichum gây bệnh thán thư trên cây ớt

chu-ky-song-vong-tuan-hoan -cua-chung-nam-colletotrichum-gay-benh-than-thu-tren-cay-ot

Hoại sinh - lây nhiễm và giết chết mô của vật chủ và lấy chất dinh dưỡng từ các tế bào vật chủ đã chết

Tự dưỡng - xâm chiếm mô thực vật sống và lấy chất dinh dưỡng từ tế bào vật chủ sống trước khi chuyển sang kiểu sống hoại sinh

Endophytic - sống trong cây ít nhất một phần đời của nó mà không gây bệnh rõ ràng

Tiềm ẩn – giai đoạn không hoạt động hoặc không hoạt động trong một tế bào bị nhiễm bệnh

Các triệu chứng thường thấy trên cây ớt bị nhiễm thán thư

Vết bệnh lúc đầu là một đốm nhỏ hơi lõm, trên bề mặt vỏ quả ớt

Vết bệnh, thường có hình bầu dục hoặc hình thoi, mầu nâu đen hoặc màu vàng trắng bẩn, trước nhỏ sau lan rộng ra làm hư hại toàn bộ trái ớt. Phần ranh giới giữa mô bệnh và mô khoẻ thường có một đường vạch màu đen chạy dọc theo vết bệnh.

Trên bề mặt mô bệnh có những chấm nhỏ màu đen đó là đĩa cành của nấm gây bệnh.

Bệnh thán thư làm thối chồi non, chết cây con vườn ươm, đặc biệt làm thối quả ớt, cây bệnh ít quả, kém năng suất và giá trị kinh tế, xuất khẩu. 

Bệnh thường gây hại nặng trong mùa mưa và có nhiệt độ cao, mùa nắng bệnh ít gây hại hơn.

Biện pháp phòng trị bệnh thán thư trên cây ớt

Chúng tôi khuyến cáo khách hàng phòng bệnh hơn chữa bệnh

Kết hợp chế phẩm nano đồng FUGI NANO-Cunano lưu huỳnh FUGI NANO-S để phòng và trị các bệnh trên cây ớt như: chết rạp cây con, thán thư (lá, trái), thối rễ do nấm dẫn đến hiện tượng vàng lá, héo lá, quăn đọt.

FUGI NANO-Cu với các hạt nano đồng có tính thẩm thấu rất cao với phổ tác dụng rộng nên đặc biệt hiệu quả trong việc phòng và trị các bệnh do nấm gây ra. FUGI NANO-S với dinh dưỡng Lưu huỳnh dưới dạng nano dễ hấp thu làm tăng hệ men trong cây giúp cây tốt và nhanh chóng phục hồi sau bệnh đồng thời phòng và trị được một số bệnh do nấm gây ra cho cây rau màu.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BỘ TRỪ NẤM AN TOÀN FUGI PHÒNG TRỊ BỆNH THÁN THƯ TRÊN CÂY ỚT:

 phong-tri-than-thu-tren-cay-ot-an-toan-voi-nano-dong-nano-luu-huynh-fugi

Phòng bệnh:

Cây ớt con: pha 20ml nano đồng FUGI NANO-Cu + 20ml nano lưu huỳnh FUGI Nano-S /16 lít nước phun định kỳ 7-10 ngày/lần vào mùa nắng; 5-7 ngày/lần vào mùa mưa. Mùa mưa nên kết hợp tưới gốc để phòng các bệnh nấm hại rễ gây chết cây.

Cây ớt trưởng thành, cây kinh doanh: pha 40mnano đồng FUGI NANO-Cu  + 40ml nano lưu huỳnh FUGI Nano-S cho 16 lít nước phun ướt đều tán lá, thân và trái 7-10 ngày/lần vào mùa nắng, 5-7 ngày/lần vào mùa mưa.

Nên kết hợp tưới gốc với chế phẩm nano đồng FUGI NANO-Cu vào mùa mưa để phòng các bệnh nấm hại rễ gây chết cây.

Lưu ý việc giữ bộ rễ luôn khỏe mạnh, đủ nước, không bị úng do thoát nước kém.

Trị bệnh:

Đối với bệnh thối rễ do nấm, khuẩn

Cây ớt con: Chúng tôi khuyến cáo phòng bệnh từ giai đoạn cây con (từ khi cây có 3-4 lá thật) để đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển ổn định.

Trường hợp cây con đã nhiễm bệnh: Pha 30ml nano đồng FUGI NANO-Cu + 20ml nano lưu huỳnh FUGI Nano-S cho 16 lít nước phun ướt đều lên tán lá. Xử lý 2-3 lần cách nhau 3 ngày cho đến khi cây bình phục hòan toàn.

Cây ớt trưởng thành, cây kinh doanh: Pha 40 ml nano đồng FUGI NANO-Cu  + 40ml nano lưu huỳnh FUGI Nano-S cho 16 lít nước phun ướt đều tán lá. Xử lý 2-3 lần cách nhau 3-5 ngày cho đến khi hết bệnh. Nên kết hợp tưới gốc đặc biệt là sau khi cây bị ngập úng do mưa lũ.

Đối với bệnh thán thư:

Pha 50ml nano lưu huỳnh FUGI Nano-S + 50ml nano đồng FUGI NANO-Cu xịt ướt đều tán lá (đối với cây ớt trưởng thành). Xử lý cách nhau 3-5 ngày vào mùa khô và 2-3 ngày vào mùa mưa cho đến khi đứng bệnh. Sau đó, bà con chuyển qua chế độ xịt phòng định kỳ.

Việc sử dụng nano đồng FUGI NANO-Cu và nano lưu huỳnh FUGI NANO-S định kỳ không chỉ giúp phòng trị hiệu quả các loại bệnh trên cây ớt (đặc biệt là bệnh thán thư) mà còn giúp cung cấp dinh dưỡng đồng và lưu huỳnh cho cây, giúp lá ớt xanh tốt, kéo dài thời gian cây ớt cho thu hoạch.

LƯU Ý: Trên đây là liều dùng khuyến cáo, bà con luôn luôn thử nghiệm trên diện tích nhỏ trước khi sử dụng cho cả vườn

>> Bà con xem thêm bài viết: Một số lưu ý để hạn chế sự lây lan của nấm bệnh hại ớt như thán thư, thối trái

 

Xem thêm: 

Phòng trị thán thư gây thối quả trên cây ớt - đứng bệnh nhanh

 

Học hỏi nhà vườn đánh thuốc trị thán thư thối trái ớt 2 lần, vết bệnh khô cong (Gia Lai-2022)

XEM THÊM:

>> CHẾ PHẨM TRỪ SÂU SINH HỌC NHŨ NEEM

>> BỘ CHẾ PHẨM FUGI PHÒNG TRỊ NẤM BỆNH AN TOÀN DÙNG TRONG NÔNG NGHIỆP SẠCH

>> BỘ PHÂN BÓN CAO CẤP XỬ LÝ RA HOA ĐỒNG LOẠT

>> Báo cáo KẾT QUẢ KHẢO SÁT HIỆU LỰC của chế phẩm nano đồng (nano copper) FUGI NANO-Cu đối với nấm bệnh Phytophthora sp.

>> PHÂN BÓN AMINO ACID LÀ GÌ? TÁC DỤNG CỦA AMINO ACID ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG

>> VỀ TRANG CHỦ