0
Tin tức

Tổng hợp cách phòng trị sâu bệnh hại ớt

Cây ớt hay ớt cay là một trong những loại cây trồng có giá trị thương mại cao cả trong và ngoài nước. Và giống như các loại cây trồng khác, cây ớt rất dễ bị côn trùng tấn công, phải  kể đến như bọ trĩ,, nhện đỏ, sâu đục trái, sâu ăn lá, ve...

Sâu ăn tạp hại ớt

Tên khoa học: Spodaptera litura Fabricius

Họ Bướm Đêm (Noctuidae); Bộ Cánh Vảy (Lepidoptera) 

Phân bố và ký chủ:

Sâu ăn tạp là loài có phổ ký chủ rộng, phân bố hầu hết các nơi trên thế giới.

Sâu ăn tạp là một trong những loài sâu ăn lá quan trọng, là loài sâu đa thực có thể phá hại đến 290 loại cây trồng thuộc 99 họ thực vật bao gồm các loại rau đậu, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây lương thực, cây phân xanh,... 

Đặc điểm hình thái và sinh học:

sau-an-tap-hai-ot

Bướm có chiều dài thân khoảng 20 - 25mm, sải cánh rộng từ 35 - 45mm. Cánh trước màu nâu vàng, giữa cánh có vân trắng, cánh sau màu trắng óng ánh. Bướm có đời sống trung bình từ 1 -2 tuần tuỳ điều kiện thức ăn. 

Trung bình một bướm cái có thể đẻ 300 trứng, nhưng nếu điều kiện thích hợp bướm có thể đẻ từ 900 - 2000 trứng. 

Thời gian đẻ trứng trung bình của bướm kéo dài từ 5 - 7 ngày đôi khi đến 10 - 12 ngày. 

Trứng có hình bán cầu, đường kính từ 0,4 - 0,5mm. Bề mặt trứng có những đường khía dọc từ đỉnh trứng xuống đến đáy và bị cắt ngang bởi những đường khía ngang tạo thành những ô nhỏ.

Trứng mới nở có màu trắng vàng, sau chuyển thành màu vàng tro, lúc sắp nở có màu tro đậm.   

Ổ trứng có phủ lớp lông từ bụng bướm mẹ. Thời gian ủ trứng từ 4 - 7 ngày.

Thời gian phát triển của ấu trùng kéo dài từ 20 - 25 ngày, sâu có 5 - 6 tuổi tuỳ thuộc điều kiện môi trường. 

Nếu điều kiện thuận lợi sâu có thể dài từ 35 - 53mm, hình ống tròn. Sâu tuổi nhỏ có màu xanh lục, càng lớn sâu chuyển dần thành màu nâu đậm. 

Trên cơ thể có một sọc vàng sáng chạy ở hai bên hông từ đốt thứ nhất đến đốt thứ tám của bụng, mỗi đốt có một chấm đen rõ nhưng hai chấm đen ở đốt thứ nhất to nhất. 

Sâu càng lớn, hai chấm đen ở đốt thứ nhất càng to dần và gần như giao nhau tạo thành khoang đen trên lưng nên sâu ăn tạp còn được gọi là “sâu khoang”. 

Thời gian phát triển nhộng kéo dài 7 - 10 ngày, kích thước dài từ 18 - 20 mm. Nhộng sâu ăn tạp có màu xanh đọt chuối, rất mềm ngay khi mới được hình thành, sau đó chuyển dần sang màu vàng xanh, cuối cùng có màu nâu, thân cứng dần và có màu nâu đỏ. 

Khi sắp vũ hoá, nhộng có màu nâu đen, đốt cuối của nhộng có thể cử động được. 

Nhìn chung, vòng đời của sâu ăn tạp tương đối ngẳn trung bình 30,2 ngày, trong đó giai đoạn ấu trùng chiếm trung bình 21,7 ngày, đây là giai đoạn gây hại quan trọng của sâu ăn tạp. 

Khả năng sinh sản mạnh cùng với thời gian phá hại kéo dài vì thế sâu ăn tạp là đối tượng gây hại quan trọng cho rau màu. 

Tập quán sinh sống và cách gây hại:

Bướm thường vũ hoá vào buổi chiều và bay ra hoạt động vào lúc vừa tối, ban ngày bướm đậu ở mặt sau lá hoặc trong các bụi cỏ. Bướm hoạt động từ tối đến nửa đêm, có thể bay xa đến vài chục mét và cao đến 6 - 7 mét. Sau khi vũ hoá vài giờ, bướm có thể bắt cặp và một ngày sau đó có thể đẻ trứng. 

Sâu ăn tạp ăn phá nhiều loại cây nên có mặt quanh năm trên đồng ruộng. Sâu cắn phá mạnh vào lúc sáng sớm nhưng khi có ánh nắng sâu chui xuống dưới tán lá để ẩn nấp. 

Chiều mát sâu bắt đầu hoạt động trở lại và phá hại suốt đêm.

Sâu vừa nở ăn gặm vỏ trứng và sống tập trung, nếu bị động sâu bò phân tán hoặc nhả tơ buông mình xuống đất. Sâu tuổi 1 - 2 chỉ ăn gặm phần diệp lục của lá và chừa lại lớp biểu bì trắng, từ tuổi 3 trở đi sâu ăn phá mạnh cắn thủng lá và gân lá. 

Ở tuổi lớn khi thiếu thức ăn, sâu còn tập quán ăn thịt lẫn nhau và không những ăn phá lá cây mà còn ăn trụi cả thân, cành, trái non. Khi làm nhộng, sâu chui xuống đất làm thành một khoang và nằm yên trong đó hoá nhộng. 

Biện pháp phòng trừ sâu ăn tạp hại ớt: 

+ Biện pháp canh tác: 

Đất trước khi trồng cần phải được cày, phơi và xử lý thuốc trừ sâu hoặc cho ruộng ngập nước 2 - 3 ngày để diệt nhộng, sâu non có trong đất. Phải thường xuyên đi thăm ruộng để kịp thời phát hiện sâu, ngắt bỏ ổ trứng hoặc tiêu diệt sâu non mới nở khi chưa phân tán đi xa.

Ngài sâu khoang có khuynh hướng thích mùi chua ngọt và ánh sáng đèn, do đó có thể dùng bả chua ngọt để thu hút bướm khi chúng phát triển rộ. 

Bả chua ngọt gồm 4 phần giấm + 1 phần mật + 1 phần rượu + 1 phần nước. Sau đó đem bả mồi vào chậu rồi đặt ở ngoài ruộng vào buổi tối nơi thoáng gió có độ cao 1m so với mặt đất. 

+ Biện pháp sinh học: 

Sâu ăn tạp thường bị 4 nhóm ký sinh sau: côn trùng ký sinh (Ong thuộc họ Braconidae và ruồi thuộc họ Tachinidae ), nấm ký sinh (Beauveria sp. và Nomurea sp. ), siêu vi khuẩn gây bệnh VPV, vi khuẩn và Microsporidia. 

Ngoài ra, nhà vườn trồng ớt có thể sử dụng chế phẩm trừ sâu sinh học NHŨ NEEM để bảo vệ vườn ớt khỏi sự phá hại của sâu ăn tạp mà vẫn đảm bảo được độ an toàn của rau màu đối với người tiêu dùng. 

Thuốc trừ sâu sinh học NHŨ NEEM chứa đến 40% chiết xuất dầu hạt neem ép lạnh đã được nhũ hóa hoàn toàn có tác dụng ức chế khả năng ăn uống, ức chế quá trình sinh trưởng, sinh sản và quá trình lột xác của ấu trùng, khiến sâu chán ăn và chết, ấu trùng không lột xác được, từ đó chúng mất khả năng phá hoại mùa màng.

thuoc-tru-sau-an-tap-hai-ot

+ Biện pháp hoá học: 

Atabron được dùng làm nền phối hợp với các loại thuốc còn lại hoặc với các loại thuốc Cúc tổng hợp sẽ cho hiệu quả phòng trị rất tốt. 

Sâu ăn tạp cũng rất dễ kháng thuốc, nên luân phiên nhiều loại thuốc để phun. 

Sâu xanh da láng hại ớt

Tên khoa học:  Spodoptera exigua Hübner

Họ Ngài Đêm (Noctuidae)

Bộ Cánh Vảy (Lepidopera) 

sau-xanh-da-lang-hai-ot

Đặc điểm hình thái và sinh học:

Hình dạng rất giống sâu xanh nhưng nhỏ con hơn (dài 10 - 15 mm), da xanh lục với 2 sọc vàng nâu chạy dọc 2 bên thân mình, không có u gai trên lưng như sâu xanh. 

Bướm nhỏ hơn, màu nâu và có 1 đốm vàng ờ giữa cánh rất đặc sắc. Bướm cũng đẻ trứng ban đêm trên lá nhưng thành từng ổ từ 20 - 30 trứng có phủ lông trắng do chùm lông ở cuối bụng của con cái. 

Chu kỳ sinh trưởng của sâu khoảng 1 tháng, ngắn hơn nhiều so với sâu xanh hay các loài sâu khác cùng họ Noctuidae. Có lẻ vì vậy mà sâu phát triển và gia tăng mật số rất nhanh, lây lan rất dễ vì chúng cũng ăn cả ớt, hành, cà chua, bắp... và kháng thuốc rất mạnh. 

Biện pháp phòng trừ sâu xanh da láng hại ớt:

Cũng áp dụng chiến lược tương tự như đối với sâu xanh nhưng cần chú ý thêm các điểm sau đây: 

Sâu gia tăng mật số nhanh hơn và kháng thuốc cũng mạnh hơn nên chú ý kiểm tra kỹ khi cây còn non để có thể bắt sâu hoặc ổ trứng, hay cần lắm thì phun thuốc ngăn chặn kịp thời không cho bộc phát mật số, nhất là trong vụ Xuân - Hè là mùa có mật độ số sâu cao nhất. 

Vào cuối vụ Xuân - Hè thì mật số của các loài thiên địch thường tăng cao như nấm ký sinh, vi rút NPV, ong kén trắng... Do đó nên hạn chế sử dụng thuốc sâu vào lúc này để bảo vệ chúng. Khi cần thiết, có thể phun các loại thuốc như SUCCESS hoặc MATCH để phòng trị. 

Bọ trĩ hại ớt

Tên khoa học: Stenchaetothrips biformis.

Họ: Thripidae. Bộ: Thysanoptera

Đặc điểm hình thái và sinh học:

Trước khi đẻ trứng, bọ trĩ cái tạo lỗ thủng trên bề mặt lá và đẻ trứng tại đó. Trứng bọ trĩ hình bầu dục, trong suốt, và thường được tìm thấy ở mặt dưới của lá, ở cánh hoa. Bọ trĩ trải qua 5 giai đoạn gồm: ấu trùng 1, ấu trùng 2, nhộng 1, nhộng 2 và con trưởng thành.

Trứng bọ trĩ thường ở sau 5-8 ngày.tùy thuộc vào điều kiện môi trường.

Ấu trùng bọ trĩ và bọ trĩ trưởng thành có xu hướng tập trung gần phần gân giữa hoặc đường viền của phần mô lá bị hư hại. Nhộng được tìm thấy trên nách lá, lá bị xoăn hoặc dưới đài hoa, quả.

Kích thước của ấu trùng 1 là 0,37-0,39 mm.

Kích thước của ấu trùng 2 là 0,68-0,71 mm.

Kích thước của nhộng là 0,78-0,80 mm.

Giai đoạn ấu trùng hoàn thành trong 8-10 ngày và phải mất 2,6-3,3 ngày để hoàn thành giai đoạn nhộng.

Có thể có tới 18 thế hệ bọ trị cùng sinh sống trong một quần thể thực vật.

Màu sắc của chúng thay đổi dần dần từ trong suốt thành màu ngà ngà, rồi đến nâu.

Bọ trĩ trưởng thành có 2 chiếc cánh dài hai bên. Con trưởng thành dài dưới 1,5 mm với đôi cánh sẫm màu. 

Tập quán sinh sống và cách gây hại:

Bọ trĩ gây hại bằng cách chích hút các mô tế bào ở bề mặt lá để lấy dinh dưỡng, khiến vùng mô lá này chết hoàn toàn. Trên lá xuất hiện những đốm lá màu xám bạc và những chấm đen nhỏ (chất thải của bọ trĩ) là dấu hiệu chỉ thị chính xác nhất cho thấy sự xuất hiện của loài này trong vườn.

Thời điểm bọ trĩ hoạt động mạnh nhất là vào lúc sáng sớm và chiều tối. Chúng rất ưa chích hút ở các đọt non khiến đọt ớt xoăn lại, không phát triển tiếp được.

Chúng là trung gian truyền virus.

Biện pháp phòng trừ bọ trĩ: 

+ Biện pháp canh tác trừ bọ trĩ: 

- Dùng màng phủ nông nghiệp loại phản quang.

- Nuôi một số loại thiên địch của bọ trĩ như: bọ cánh cứng, bọ xít, bọ rùa, nhện...

+ Biện pháp hóa học trừ bọ trĩ

Bà con sử dụng luân phiên các hoạt chất hóa học trừ  bọ trĩ như:  Abamectin,  Acephate, Chlorfenapyr, Dinotefuran, Imidacloprid, Novaluron, Spinosad, Spinetoram,  Thiamethoxam, Beauveria bassiana, Metarhizium anisopliae...

+ Biện pháp sinh học trừ bọ trĩ

Chế phẩm trừ sâu sinh học NHŨ NEEM là chế phẩm chứa dầu neem ép lạnh nguyên chất từ hạt neem và được xử lý nhũ hóa hoàn toàn thành các hạt dầu nhỏ, giúp các hoạt chất trừ sâu hữu hiệu trong chế phẩm dàn trải đều trên bề mặt lá.

NHŨ NEEM có tác dụng ức chế khả năng ăn uống, ức chế quá trình sinh trưởng, sinh sản và quá trình lột xác của ấu trùng, khiến sâu chán ăn và chết, ấu trùng không lột xác được, từ đó chúng mất khả năng phá hoại mùa màng.

Sử dụng NHŨ NEEM giúp bà con có thể canh tác nông sản một cách an toàn, không gây dư lượng thuốc BVTV và tạo ra nông sản giá trị cao, đáp ứng tiêu chuẩn nông sản sạch và nông sản xuất khẩu.

thuoc-tru-bo-tri-hai-ot

Xem tại bài viết: Bọ trĩ hại ớt - Phòng trị bọ trĩ kháng thuốc cho quy trình trồng ớt sạch

 

Nhện đỏ hại ớt

Tên khoa học: Tetranychus sp.

Họ: Tetranychidae. Bộ: Acarina

Đặc điểm hình thái và sinh học: 

Nhện đỏ là một loại côn trùng chích hút gây hại rất nhiều trên cây rau màu, đặc biệt là cây ớt.

Nhện đỏ có kích thước cực nhỏ chỉ 0.4 mm, chúng ta chỉ có thể thấy được sự hiện diện của nhện đỏ trên vườn cây khi thấy đọt non bị xoăn, lá bị đổi màu.

Thời gian từ trứng đến khi trưởng thành là từ 7-14 ngày và thời gian sống của con trưởng thành kéo dài đến 22 ngày.

Tập quán sinh sống và cách gây hại:

Nhện đỏ thường gây hại vào giai đoạn mùa khô nắng nóng kéo dài.

Chúng rất ưa chích hút dinh dưỡng ở đọt non, lá non.

Nhện đỏ rất sợ điều kiện ẩm ướt, vì thế, việc phun rửa vườn ớt với nước cũng giúp mật độ nhện đỏ giảm đi đáng kể.

Nhện đỏ có miệng chích hút như mũi kim. Nhện đỏ đâm miệng vào thân cây, hút nhựa cây để sống, đầu tiên ở mặt dưới lá. Hầu hết các loài nhện đều tạo màng tơ trên cây ký chủ.

Quá trình chích hút tạo thành các vết chấm trắng và về sau lá trở nên vàng xám hay màu đồng.

Nhện đỏ khiến lá ớt biến dạng, nhăn nheo, phồng rộp, đọt non không sinh trưởng được.

Biện pháp phòng trừ nhện đỏ hại ớt: 

- Bà con nên định kỳ vệ sinh vườn ớt thông thoáng.

- Nuôi thiên địch như bọ rùa, bọ cánh cứng.

- Dùng béc phun sương để giữ ẩm cho vườn vì nhện đỏ không ưa ẩm ướt.

- Sử dụng chế phẩm trừ sâu sinh học NHŨ NEEM để bảo vệ cây ớt khỏi tác hại của nhện đỏ một cách an toàn và giúp cây ớt tiếp tục sinh trưởng bình thường.

NHŨ NEEM khiến trứng nhện đỏ không nở được, con non chán ăn, bị ức chế sinh trưởng và con trưởng thành mất khả năng giao phối sau khi chích hút vào các phần lá được phủ NHŨ NEEM.

thuoc-tru-nhen-do-hai-ot

Xem tại bài viết: Nhện đỏ hại ớt - Đặc trị nhện đỏ bằng phương pháp sinh học

Ruồi đục trái hại ớt (ruồi vàng hại ớt)

Tên khoa học: Bactrocera cucurbitae.

Thuộc họ ruồi đục trái Trypetidae, bộ Diptera.

Đặc điểm hình thái và sinh học: 

Vòng đời của ruồi đục trái hại ớt thường kéo dài từ 30 đến 60 ngày và trải qua 4 giai đoạn: trứng => dòi => nhộng => ruồi trưởng thành.

Ruồi trưởng thành: Ruồi đục trái có màu vàng. Thời kỳ quả gần chín ruồi tập trung nhiều dưới tán lá, đậu trên mặt quả, dùng ống đẻ trứng chích sâu vào trong thịt quả đẻ trứng. ruồi có thể sống từ 20-40ngày, mỗi ruồi cái có thể đẻ 400 trứng.

Giai đoạn trứng: Ruồi cái dùng ống để trứng chọc sâu vào vỏ quả rồi đẻ 1 ổ trứng dưới lớp vỏ quả, mỗi ổ có từ 5- 10 trứng. Sau 2-3 ngày ruồi đẻ trứng, chúng ta có thể nhìn thấy các vết chích trên bề mặt trái ớt màu nâu sẫm hơi lõm xuống.

Giai đoạn dòi: Trứng nở thành dòi (đầu nhọn đít bằng) và dòi bắt đầu nhâm nhi phần thịt quả ớt. Những quả ớt bị dòi đục khi nhìn từ bên ngoài thì giống như bị thối nhũn, khiến bà con có thể nhầm lẫn với bệnh do nấm gây ra. Vì thế, chúng ta có thể kiểm tra bằng cách bẻ đôi quả ớt, nếu thấy có dòi màu trắng đục bò ra thì đúng là vườn đang bị ruồi đục trái gây hại. Giai đoạn dòi thường kéo dài 8-10 ngày trước khi chúng bò ra ngoài và chui xuống đất để hoá nhộng.

Giai đoạn nhộng: Nhộng ruồi vàng thường nằm dưới mặt đất 2-3cm, có màu nâu. Nhộng sinh trưởng trong thời gian từ 7-10 ngày, sau đó vũ hoá thành ruồi và lại tiếp tục lặp là quá trình gây hại trên cây ớt.

Tập quán sinh sống và cách gây hại:

Khi đến mùa sinh sản, ruồi cái đẻ trứng vào mỗi trái ớt từ 5-10 trứng. Những vết chích do ruồi đẻ trứng để lại sẽ tiềm ẩn nguy cơ nấm bệnh gây hại xâm nhập vào trái khiến trái bị hư và rụng.

Đồng thời đó, dòi sinh trưởng và phá hại từ bên trong cũng khiến trái ớt bị thối nhũn.

Trái ớt bị dòi đục trái sẽ có tình trạng thối mềm, thối nhũn, khác với bệnh thối do thán thư (bệnh thán thư có vết bệnh lõm vào như hình vảy ốc).

Nếu không quản lý mật độ ruồi đục trái thì tỉ lệ trái bị hư hại sẽ rất nhiều và gia tăng nhanh chóng.

Biện pháp phòng trừ ruồi đục trái hại ớt: 

Thường xuyên kiểm tra và dọn dẹp thông thoáng vườn ớt.

Khi phát hiện có sự phá hại của dòi đục trái, cần thu gom và tiêu hủy các trái ớt này để tiêu diệt trứng và nhộng ở trong trái, tránh để chúng phát triển thành ruồi và tiếp tục gây hại nhanh chóng hơn.

Bổ sung chế phẩm rải gốc hữu cơ NEEM CAKE định kỳ 2-3 tháng/lần để kiểm soát các loại côn trùng gây hại trong đất và hỗ trợ phát triển bộ rễ nhanh chóng.

Sử dụng chế phẩm trừ sâu sinh học NHŨ NEEM định kỳ có tác dụng xua đuổi ruồi đục trái cũng như kiểm soát các loài côn trùng gây hại khác như bọ trĩ, nhện đỏ, rầy, rệp...

 

 

XEM THÊM:

>> CHẾ PHẨM TRỪ SÂU SINH HỌC NHŨ NEEM

>> BỘ CHẾ PHẨM FUGI PHÒNG TRỊ NẤM BỆNH AN TOÀN DÙNG TRONG NÔNG NGHIỆP SẠCH

>> BỘ PHÂN BÓN CAO CẤP XỬ LÝ RA HOA ĐỒNG LOẠT

>> Báo cáo KẾT QUẢ KHẢO SÁT HIỆU LỰC của chế phẩm nano đồng (nano copper) FUGI NANO-Cu đối với nấm bệnh Phytophthora sp.

>> PHÂN BÓN AMINO ACID LÀ GÌ? TÁC DỤNG CỦA AMINO ACID ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG