0
Tin tức

Thủ tục và quy trình xuất khẩu chuối đi Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc

Căn cứ Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT và Thông tư 15/2021/TT-BNNPTNT sửa đổi bổ sung, chúng tôi xin gửi tới quý anh/chị các lưu ý và quy trình xuất khẩu chuối sang các thị trường như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Tóm tắt thị trường xuất khẩu chuối

Chuối là một trong những loại trái cây nhiệt đới được ưa chuộng trên khắp thế giới. Trong vài năm trở lại đây, mặt hàng chuối của Việt Nam cho thấy biểu đồ tăng trưởng mạnh cả về diện tích canh tác, sản lượng và giá trị xuất khẩu. Cùng với tín hiệu tích cực từ thị trường bạn hàng Trung Quốc khi vào cuối năm 2022, Việt Nam và Trung Quốc đã chính thức ký Nghị định thư xuất khẩu chuối sang Trung Quốc theo đường chính nghạch, mở ra cơ hội lớn cho mặt hàng trái cây này. 

xuat-khau-chuoi

XEM THÊM: Tổng quan thị trường xuất khẩu chuối Việt Nam

Các quy định về xuất khẩu chuối

Chuối là một trong những mặt hàng nông sản được phép xuất khẩu ra nước ngoài mà không cần xin giấy phép xuất khẩu chuối khi làm thủ tục xuất khẩu chuối theo quy định của Pháp luật. 

Điều này có nghĩa là điều kiện xuất khẩu chuối rất đơn giản, doanh nghiệp chỉ cần đáp ứng được quy cách, mẫu mã và chất lượng nông sản như yêu cầu của bên nhập khẩu, đồng thời thực hiện kiểm dịch thực vật theo quy định của Nhà Nước là có thể tiến hành xuất khẩu chuối.

Tuy nhiên, doanh nghiệp nên chú ý đến chính sách và quy định về hàng hóa nông sản của nước nhập khẩu. Theo kinh nghiệm xuất khẩu chuối của các doanh nghiệp xuất khẩu đi trước, chúng tôi xin phép tổng hợp các thông tin liên quan để quý độc giả có cái nhìn tổng quan về quy trình xuất khẩu chuối tại Việt Nam hiện nay.

Xác định HS Code của mặt hàng chuối

HS code là gì?

HS Code là mã phân loại của hàng hóa được quốc tế quy chuẩn, dùng để xác định thuế suất xuất nhập khẩu hàng hóa

Việc tra mã HS code giúp chúng ta xác định được các thông tin như loại hàng hóa, thuế thông thường, thuế ưu đãi, thuế GTGT VAT, thuế của từng mặt hàng có form C/O tương ứng, thuế bảo hộ, thuế bảo vệ môi trường..,)

Hiện đối với mặt hàng chuối thì thuế xuất khẩu và thuế GTGT là 0%.

 

XEM  THÊM: Danh sách mã số vườn trồng chuối xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc

 

HS Code của mặt hàng chuối

Mã HS code mặt hàng chuối là 0803. Trong đó sẽ chia ra các mã HS code riêng cho từng loại chuối.

Mã HS code chuối tươi: 08039090

Mã HS code chuối ngự: 08039010

Mã HS code chuối lá: 08031000

Thực hiện quy trình đăng ký kiểm dịch thực vật với chuối xuất khẩu

Mục đích của quy trình kiểm dịch thực vật

Kiểm dịch thực vật (tiếng Anh là Phytosanitary) là công tác quản lý Nhà nước nhằm ngăn chặn những loài sâu, bệnh, cỏ dại nguy hiểm lây lan giữa các vùng trong nước và giữa nước ta với nước ngoài. Kiểm dịch thực vật xuất khẩu cũng tương tự như kiểm dịch thực vật nhập khẩu là để đảm bảo không có mầm bệnh nào theo đường xuất nhập khẩu lây lan hay lan truyền.

Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật đối với các lô vật thể vận chuyển từ vùng nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật.

Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật là văn bản chính thức do tổ chức bảo vệ thực vật của nước xuất khẩu cấp cho tổ chức bảo vệ thực vật của nước nhập khẩu.

Tham khảo danh mục thực vật thuộc diện phải làm thủ tục kiểm dịch thực vật xuất khẩu:

Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT Danh mục kiểm dịch thực vật phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu mới nhất 

 

Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu

Căn cứ Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT và  Thông tư sửa đổi 15/2021/TT-BNNPTNT, hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu gồm:

1. Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu hoặc tái xuất khẩu (theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT). 

quy-trinh-xuat-khau-chuoi

2. Bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu (trong trường hợp tái xuất khẩu)

quy-trinh-xuat-khau-chuoi

Các bước thực hiện đăng ký kiểm dịch thực vật

1. Đăng ký kiểm dịch thực vật 

Chủ vật thể nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ đăng ký cho cơ quan kiểm dịch thực vật nơi gần nhất.

Danh sách các chi cục kiểm dịch thực vật:

Theo quyết định số 664/2014/QĐ-BNN của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành ngày 04 tháng 4 năm 2014 và văn bản số 4361/BNN-TCCB ngày 04/6/2015 của Bộ Nông nghiệp & PTNT, Cục Bảo vệ thực vật có 9 Chi cục kiểm dịch thực vật vùng (từ vùng I đến vùng IX), có chức năng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về kiểm dịch thực vật, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có kinh phí hoạt động, được mở tài khoản theo quy định của pháp luật.

Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng I

Địa chỉ: số 2F Trần Quang khải, thành phố Hải Phòng

Điện thoại: 031.3821.839 Fax: 031.3842.593 Email: kdtv1.bvtv@mard.gov.vn

Chi cục trưởng: Vũ Văn Hương

Phó Chi cục trưởng: Trần Thị Nhinh

Nguyễn Trung Hà

Địa bàn quản lý: các tỉnh Hải Phòng, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh

Bộ máy quản lý: – Phòng KDTV xuất khẩu, nhập khẩu

– Phòng Hành chính tổng hợp;

– Phòng kỹ thuật

Các Trạm KDTV trực thuộc: – Trạm KDTV Móng Cái

Địa chỉ: 31 đường Hữu Nghị, TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

Điện thoại: 033.3881029

– Trạm KDTV Hạ Long

Địa chỉ: Phường Bãi Cháy, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

Điện thoại: 033.3515687

Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng II
Địa chỉ: 28 Mạc Đĩnh Chi, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 08.38.251.401 FAX : 08.38.293.266 Email: kdtv2.bvtv@mard.gov.vn

Chi cục trưởng: Đặng Văn Hoàng

Phó Chi cục trưởng: Nguyễn Danh Thạch

Phạm Tiến Thịnh

Địa bàn quản lý: gồm các tỉnh Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Bà Rịa Vũng Tàu

Bộ máy quản lý : – Phòng kiểm dịch thực vật xuất khẩu

– Phòng kiểm dịch thực vật nhập khẩu

– Phòng Hành chính tổng hợp;

– Phòng kỹ thuật

Các Trạm KDTV trực thuộc:

– Trạm KDTV Vũng Tàu.

Địa chỉ: 100, Hạ Long, Phường 2, TP. Vũng Tàu

Điện thoại: 064.3810196

– Trạm KDTV Mộc Bài.

Địa chỉ: Ấp Thuận Tây, xã Lợi Thuận, huyện Bến Cát, tỉnh Tây Ninh

Điện thoại: 066.3876307

– Trạm KDTV sân bay Tân Sơn Nhất.

Địa chỉ: số 46, Hậu Giang, quận Tân Bình, TP. HCM

– Trạm KDTV Lâm Đồng. Địa chỉ: 35 Nguyễn Công Trứ, thị trấn Liên Nghĩa, Đức Trọng, Lâm Đồng

Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng III
Địa chỉ: 146 Hoàng Diệu, thành phố Đà Nẵng.

Điện thoại: 0511.3821.622 Fax: 0511.3873.099 Email: kdtv3.bvtv@mard.gov.vn

Chi cục trưởng: Nguyễn Thanh Sơn

Phó Chi cục trưởng: Hoàng Đức Tuệ

Nguyễn Hữu Dũng

Địa bàn quản lý: thành phố Đà Nẵng, các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi

Bộ máy quản lý : – Phòng kiểm dịch thực vật xuất khẩu, nhập khẩu

– Phòng Hành chính tổng hợp;

– Phòng kỹ thuật.

Các trạm KDTV trực thuộc:

– Trạm KDTV Lao Bảo.

Địa chỉ: thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị

Điện thoại: 054.3954535

– Trạm KDTV Thừa Thiên Huế

Địa chỉ: Cửa khẩu LaLay, huyện Đắckrong, tỉnh Quảng Trị

Điện thoại: 053.3757130

– Trạm KDTV Đông Hà

Địa chỉ: thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế

Điện thoại: 053.3877326

Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng IV
Địa chỉ: 66 Lê Hồng Phong, thành phố Quy nhơn, tỉnh Bình Định

Điện thoại: 056.3822.964 / FAX: 056.3822.964 / Email: kdtv4.bvtv@mard.gov.vn

Chi cục trưởng: Bùi Long Thanh

Phó Chi cục trưởng: Hoàng Bích Thủy

Địa bàn quản lý: các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Kon Tum, Gia lai, Đắc lắc, Đắc Nông.

Bộ máy quản lý : – Phòng kiểm dịch thực vật xuất khẩu nhập khẩu

– Phòng Hành chính tổng hợp;

– Phòng kỹ thuật

Các trạm KDTV trực thuộc: Trạm KDTV Nha Trang

Địa chỉ: Lô 36, Trần Phú, Vĩnh Nguyên, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa

Điện thoại: 058.3887139

Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng V
Địa chỉ: 149 Hồ Đắc Di, Đống Đa, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 04.35.331.302 Fax : 04.35.332.118 Email: kdtv5.bvtv@mard.gov.vn

Địa bàn quản lý: gồm thành phố Hà Nội, các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Tây, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, Hòa Bình, Sơn La

Chi cục trưởng: Nguyễn Thành Yên

Phó Chi cục trưởng: Phạm Thanh Bình

Bộ máy quản lý : – Phòng kiểm dịch thực vật xuất khẩu nhập khẩu

– Phòng Hành chính tổng hợp;

– Phòng kỹ thuật

Các trạm KDTV trực thuộc:

– Trạm KDTV sân bay quốc tế Nội Bài, sân bay Quốc tế Nội Bài, Sóc Sơn, TP. Hà Nội.

Điện thoại: 04.38840250; Fax: 35841120

– Trạm KDTV Thuỵ Vân, TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

Điện thoai: 02103953958; Fax: 02193953998

Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng VI
Địa chỉ: 28 Trần Phú, Thành phố Vinh, Nghệ An

Điện thoại: 038.3837.796 Fax:038.3837796 Email: kdtv6.bvtv@mard.gov.vn

Chi cục trưởng: Nguyễn Tiến Kỳ

Phó Chi cục trưởng: Ngô Đức Hiếu

Địa bàn quản lý: gồm các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Quảng Bình

Bộ máy quản lý : – Phòng KDTV xuất khẩu nhập khẩu

– Phòng Hành chính tổng hợp;

– Phòng kỹ thuật

Các trạm KDTV trực thuộc:

– Trạm KDTV cửa khẩu Cầu Treo.

Địa chỉ: xã Kim Sơn 1, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh

Điện thoại: 039.3820014

– Trạm KDTV Nậm Cắn

Địa chỉ: xã Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An

Điện thoại: 0383750171

– Trạm Kiểm dịch thực vật Cha Lo

Địa chỉ: xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình

Điện thoại: 0523575038

Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng VII
Địa chỉ: 98B Ngô Quyền, Phường Đông Kinh, Thành phố Lạng Sơn

Điện thoại: 025.3875.797 Fax: 025.3875.797 Email: kdtv7.bvtv@mard.gov.vn

Chi cục trưởng: Nguyễn Thị Hà

Phó Chi cục trưởng: Bế Thị Thu Hiền

Địa bàn quản lý: các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên

Bộ máy quản lý : – Phòng KDTV xuất khẩu nhập khẩu

– Phòng Hành chính tổng hợp;

– Phòng kỹ thuật

Các trạm KDTV trực thuộc:

– Trạm KDTV Hữu Nghị, Cửa Khẩu Hứu Nghị, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Điện thoại: 025.3851319/025.3852351

– Trạm KDTV Tân Thanh, cửa khẩu Tân Thanh, huyện Văn Lãng, TP. Lạng Sơn. Điện thoại: 025.3888.215

– Trạm KDTV Chi Ma, cửa khẩu Chi Ma, xã Yên Khoái, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn. Điện thoại: 025.3845.239

– Trạm KDTV ga quốc tế Đồng Đăng, thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Điện thoại: 025.3851473.

– Trạm KDTV Cốc Nam, huyện Văn Lãng, TP. Lạng Sơn

Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng VIII
Địa chỉ: 007 đường Nguyễn Huệ, TP Lao Cai

Điện thoại: 020.3830.503 Fax: 020.3830503 Email: kdtv8.bvtv@mard.gov.vn

Chi cục trưởng: Nguyễn Văn Tuân

Phó Chi cục trưởng: Trần Văn Hoàng

Phạm Minh Lan

Địa bàn quản lý: các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Lai Châu và Điện Biên.

Bộ máy quản lý : – Phòng KDTV xuất khẩu, nhập khẩu

– Phòng Hành chính tổng hợp;

– Phòng kỹ thuật

Các trạm KDTV trực thuộc:

– Trạm KDTV Cửa khẩu Lào Cai, số 007, Đường Nguyễn Huệ, phường Lào Cai, TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai.

Điện thoại: 020.3832188

– Trạm KDTV ga Lào Cai

Địa chỉ: Đường Khánh Yên, Phường Phố Mới, TP.Lào Cai

Điện thoại: 020.3832153

– Trạm KDTV Kim Thành

Địa chỉ: Khu thương mại công nghiệp Kim Thành, phường Duyên Hải, TP. Lào Cai

Điện thoại:

– Trạm KDTV Thanh Thuỷ

Địa chỉ: Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang

Điện thoại:

Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng IX
Địa chỉ: 386B đường Cách mạng tháng 8, thành phố Cần Thơ

Điện thoại: 0710.3826.709 Fax : 0710.3828.408 Email: kdtv9.bvtv@mard.gov.vn

Chi cục trưởng: Kha Hữu Vinh

Phó Chi cục trưởng: Trần Thị Cẩm Lai

Địa bàn quản lý: gồm các tỉnh Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Trà Vinh, Sóc Trăng, Vĩnh Long

Bộ máy quản lý : – Phòng KDTV xuất khẩu, nhập khẩu

– Phòng Hành chính tổng hợp;

– Phòng kỹ thuật

Các trạm KDTV trực thuộc:

Trạm KDTV Mỹ Thới
Địa chỉ: Phường Mỹ Thạnh, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang.

2. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

Cơ quan kiểm dịch thực vật có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra ngay tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT

3. Kiểm tra vật thể

Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ, cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định địa điểm kiểm dịch tại cơ sở sản xuất, nơi xuất phát, nơi bảo quản ở sâu trong nội địa hoặc cửa khẩu xuất và bố trí công chức kiểm tra ngay lô vật thể.

Việc kiểm tra lô vật thể được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 của Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT.

4. Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật

a) Cơ quan kiểm dịch thực vật cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư  33/2014/TT-BNNPTNT) hoặc Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật tái xuất khẩu (Theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư  33/2014/TT-BNNPTNT) cho lô vật thể trong vòng 24 giờ kể từ khi bắt đầu kiểm dịch đối với vật thể đáp ứng yêu cầu kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu

Trường hợp kéo dài hơn 24 giờ do yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật thì cơ quan kiểm dịch thực vật phải thông báo hoặc trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật biết.

b) Trường hợp phát hiện lô vật thể không đáp ứng yêu cầu về kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu thì Cơ quan kiểm dịch thực vật không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật đồng thời phải thông báo cho chủ vật thể biết.

Hồ sơ hải quan lô hàng chuối xuất khẩu

Sau đây là bộ hồ sơ mà các doanh nghiệp cần chuẩn bị hoặc cung cấp thông tin cho các đơn vị logistic để làm khi xuất khẩu chuối:

  • Tờ khai hàng hóa xuất khẩu  (CAM32_EDC(vietnamtradeportal.gov.vn)

  • Vận đơn đường biển (Bill of lading)

  • Hóa đơn mua bán hàng hoá (Commercial invoice)

  • Giấy chứng nhận xuất xứ của chuối xuất khẩu (Certificate of Origin)

  • Giấy chứng nhận kiểm dịch thực phẩm (phytosanitary certificate)

  • Hợp đồng mua bán thương mại giữa 2 bên xuất - nhập khẩu (Sale contract). Mẫu hợp đồng chuối xuất khẩu: Hợp đồng xuất nhập khẩu nông sản - Song ngữ Việt - Anh

  • Giấy tờ đầu vào: bảng kê thu mua mặt hàng chuối xuất khẩu 

Cách đóng gói chuối xuất khẩu

Điều kiện chuẩn cho cont hàng chuối tươi xuất khẩu

Điều kiện bảo quản chuối xuất khẩu lý tưởng nhất là sử dụng cont mát 4Rf, nhiệt độ khoảng 13 độ C,  điều kiện thông gió đạt 25CBM.

Tiêu chuẩn của quả chuối xuất khẩu

- Không dập, không gãy, không bị đốm. Quả có độ già 75-85%.

- Quả không có hiện tượng rám da hay dính nhựa.

- Độ dài quả chuối trên 13 cm.

- Khối lượng mỗi nải nằm trong khoảng 1.3-1.7kg và mỗi nải không nhiều hơn 25 trái.

- Trái cần có độ chín vừa phải đạt từ 75-85%, lớp vỏ chuối còn dính sát phần thịt, quả cứng chắc.

- Khi bẻ trái ra có nhựa trong và dính, không bị chảy thành giọt. 

- Không được tỉa quá 2 trái trong 1 nải.

- Chuối phải được rửa sạch, sơ chế bằng ozone và có thể nhúng qua các dung dịch bảo quản như chitosan. 

Quy cách đóng gói chuối xuất khẩu

- Thùng carton đựng chuối phải các kết cấu chắc chắn để đựng được trọng lượng khoảng 10-18kg tùy vào yêu cầu của công ty nhập khẩu. Trên mặt thùng cần có các lỗ thoát khí.

- Phía trong thùng lót túi nhựa PE độ dày không dưới 0.06 mm và có lỗ thông hơi.

- Chuối được xếp thành từng nải phía trong, giữa mỗi nải và giữa mỗi hàng của nải cần lót đệm bằng một tấm vải xốp mỏng để tránh va đập, cọ xát.

- Xếp chuối thành 2 hàng quay vào nhau và chồng lên nhau sao cho phần cuống nằm sát thành thùng carton và quay xuống dưới.

- Sau khi xếp chuối vào thùng, nên hút chân không túi nhựa PE bên ngoài để hoàn tất quy trình đóng gói chuối.

 

XEM THÊM:

>> BỘ CHẾ PHẨM FUGI NANO PHÒNG TRỊ NẤM BỆNH HẠI CHUỐI

>> CHẾ PHẨM TRỪ SÂU SINH HỌC NHŨ NEEM

>> BỘ PHÂN BÓN CAO CẤP XỬ LÝ RA HOA ĐỒNG LOẠT

>> PHÂN BÓN AMINO ACID LÀ GÌ?