0
Tin tức

Tổng quan thị trường trồng chuối xuất khẩu triệu đô tại Việt Nam

Chuối là một trong những loại cây trồng đã hình thành được những diện tích chuyên canh quy mô lớn để thực hiện mô hình trồng chuối xuất khẩu, ứng dụng rất nhiều kỹ thuật và công nghệ bài bản vào sản xuất, cho ra chất lượng nông sản đồng đều, bảo quản lâu, thuận lợi cho các công ty chế biến nông sản thực hiện sơ chế theo tiêu chuẩn xuất khẩu.

Tổng quan về diện tích trồng chuối xuất khẩu trên cả nước

Nơi tập trung diện tích chuyên canh trồng chuối nhiều nhất trên cả nước chính là tỉnh Đồng Nai, chiểm tỷ lệ 8,5% diện tích toàn quốc và 71% diện tích của Đông Nam Bộ.

Vựa chuối Đồng Nai trở thành đơn vị chủ lực phát triển thương hiệu chuối xuất khẩu của Việt Nam với nhiều hoạt động xúc tiến thương mại và thu hút đầu tư vào các hoạt động chế biến nông sản tươi và nông sản sau thu hoạch.

Ngoài ra còn có một số vùng trồng chuối xuất khẩu khác như Cà Mau, Sóc Trăng, Khánh Hòa, Quảng Trị, Thanh Hóa, Hà Nội, Phú Thọ, Hưng Yên.

Một điểm sáng giá của cây chuối là nó cho thu hoạch quanh năm và có tiềm năng xuất khẩu lớn, với đa dạng sản phẩm được chế biến từ chuối trong nhiều ngành nghề khác nhau, không chỉ với quả chuối mà với tất cả các bộ phận khác của cây chuối. 

Theo thống kê, cả nước có khoảng 155.000 ha trồng chuối với sản lượng gần 2,5 triệu tấn một năm.

Tính đến hết năm 2022, cả nước có 35 tỉnh với 286 mã số vùng trồng chuối xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. 

XEM  THÊM: Danh sách mã số vườn trồng chuối xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc

 

 

Riêng tại tỉnh Đồng Nai đã có gần 14.200 ha trồng chuối. Khoảng 85% sản lượng chuối thu hoạch ở Đồng Nai là để phục vụ cho việc xuất khẩu, năng suất trung bình đạt khoảng 40-45 tấn/ha. 

Còn tại Hà Nội, diện tích trồng chuối đạt khoảng 4.000 ha, tập trung chủ yếu tại các huyện: Phúc Thọ, Gia Lâm, Ba Vì với hơn 70% diện tích trồng các giống chuối nuôi cấy mô. 

Cây chuối cấy mô thuộc top các loại cây trồng cho thu nhập cao. Vài năm gần đây, mô hình trồng chuối già cấy mô xuất khẩu được nhân rộng rất nhanh nhờ mức giá xuất khẩu cao, cho lợi nhuận hơn hẳn các loại cây trồng khác.

XEM  THÊM: Các loại chuối xuất khẩu phổ biến 

 

 

Tính chi phí cho 1kg chuối khoảng 3.500 đồng, giá chuối bán ra dao động khoảng 8.000 đồng/kg. Với năng suất bình quân 40 tấn/ha, lợi nhuận thu được là 140 triệu đồng/ha.


 

Tổng quan về thị trường chuối xuất khẩu

Hiện nay, sản phẩm chuối tươi của Việt Nam đã được xuất khẩu sang khá nhiều các quốc gia lớn trên thế giới như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật.

Thị trường xuất khẩu chuối tại Việt Nam kể từ năm 2022 đã có tín hiệu khởi sắc do sự đón nhận tích cực từ các nước bạn đối với chất lượng quả chuối Việt Nam, cùng với đó là khó khăn chung của ngành nông nghiệp do hậu quả của biến đổi khí hậu và dịch bệnh hại.

Chỉ tính riêng thị trường Trung Quốc thì nhu cầu cho quả chuối đã lên tới 20 triệu tấn/năm. Trong đó khi, việc xuất khẩu chuối sang Trung Quốc theo đường chính ngạch chỉ mới rộng đường phát triển trong năm 2022 khi Việt Nam và Trung Quốc ký Nghị định thư về việc xuất khẩu chính ngạch chuối sang thị trường Trung Quốc.

XEM  THÊM: Thủ tục & quy trình xuất khẩu chuối đi Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc 

 

 

Một số số liệu xuất khẩu chuối tại Việt Nam mà chúng tôi nhận được như sau:

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2022, giá trị xuất khẩu chuối tươi đạt gần 311 triệu USD (tăng 34,5% so với năm 2021), chỉ đứng sau mặt hàng thanh long, trong đó 7 triệu USD là tổng giá trị chuối xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản. 

Tổng sản lượng chuối xuất khẩu của Đồng Nai đạt trên 400 ngàn tấn chuối.

Theo báo cáo từ Phòng Thương mại Trung Quốc về Xuất nhập khẩu thực phẩm, Việt Nam là quốc gia lớn thứ hai về sản lượng xuất khẩu chuối vào Trung Quốc trong năm 2022, sau Phillipines.

XEM  THÊM: Giá chuối xuất khẩu trong giai đoạn 2020-2023 

 

 

Nhiệm vụ phát triển thị trường xuất khẩu bền vững cho cây chuối

Để thị trường trồng chuối xuất khẩu ở Việt Nam có thể phát triển mạnh trong nhiều năm tới, cần có sự chung tay của chính quyền các địa phương và doanh nghiệp xuất khẩu nhằm thực hiện các mục tiêu phát triểm bền vững sau:

- Tối ưu chi phí logistics khi mở rộng thu hút nhà máy chế biến nông sản ngay tại vùng trồng.

- Chuyển giao các giống chuối phù hợp cho thị trường xuất khẩu.

- Kêu gọi sự tham gia của các nhà cung ứng nguyên liệu đầu vào chất lượng cao từ phân bón, giống, máy móc cơ giới đến các dụng cụ, máy móc phục vụ cho việc sơ chế và chế biến nông sản.

- Chuẩn hóa, nâng cấp khu sơ chế, đóng gói và bảo quản chuối.

- Đảm bảo duy trì an toàn vệ sinh thực phẩm từ việc vận hành hệ thống quản lý chất lượng và truy xuất nguồn gốc.

- Áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (GAP) và công tác kiểm dịch thực vật.

- Gia tăng doanh thu từ phụ phẩm của cây chuối như thân, lá, hoa.

- Mời các đơn vị truyền thông uy tín để xây dựng thương hiệu và quảng bá hình ảnh cây chuối Việt Nam đến bạn bè quốc tế.

Việc xử lý và bảo quản chuối xuất khẩu cũng là một trong những khâu quan trọng cần được đầu tư nghiên cứu và nâng cấp quy trình để hướng tới chất lượng và hương vị ngon nhất tới tay khách hàng quốc tế.

 

XEM THÊM:

 

>> BỘ CHẾ PHẨM FUGI NANO PHÒNG TRỊ NẤM BỆNH HẠI CHUỐI

>> CHẾ PHẨM TRỪ SÂU SINH HỌC NHŨ NEEM

>> BỘ PHÂN BÓN CAO CẤP XỬ LÝ RA HOA ĐỒNG LOẠT

>> PHÂN BÓN AMINO ACID LÀ GÌ?